Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

NÓI CHUYỆN

THƠ THÁI TÚ HẠP

VỚI TUỆ CHƯƠNG

 

 MỸ TÍN

  

Nhân Tuệ Chương tới thăm, tiện dịp bạn có trao cho mấy số “Saigon Times”. Đọc lời giới thiệu của tòa soạn, thấy có nhắc đến bút hiệu Mỹ Tín của tôi, tôi lấy làm hoan hỉ và hân hạnh ghi lại câu chuyện thơ của Thái Tú Hạp mà chúng tôi đã trao đổi với nhau như sau:

Mỹ Tín (MT: Tôi chưa gặp Thái Tú Hạp (TTH), nhưng khi đọc tập thơ “Hạt Bụi Nào Bay Qua” (HBNBQ) thì tôi có cảm tưởng như quen quen.

Tuệ Chương (TC): Ngàn dặm chưa gặp mà đã nghĩ là quen thì cái đó là duyên.

MT: Là duyên hay là nghiệp cũng được.

TC: Anh đã đọc thơ và nói chuyện thơ thâm hậu như một tu sĩ.

MT: Từ lâu rồi tôi đã muốn làm tu sĩ, nhưng làm tu sĩ đâu có dễ, cho nên tôi “xuống núi” với một cây viết cạn mực, mon men lại gần tao đàn, hy vọng được gặp lại bạn cũ.

TC: Tôi đã gián tiếp giới thiệu với anh tập thơ HBNBQ của TTH.

MT: Dạ, rất hân hạnh.

TC: Trước khi trở lại bàn câu chuyện thơ, tôi muốn hỏi anh, nhiều người nghĩ rằng, đằng sau bất cứ một công tác văn học nghệ thuật nào cũng đều thấp thoáng có bóng giai nhân, anh có nghĩ như vậy không?

MT: Chẳng dấu anh làm chi.

TC: Còn trong thơ TTH?

MT: TTH rất khôn khéo, khéo vì thơ của ông tế nhị, xúc tích, diễn tả tâm trạng ly hương trong một hoàn cảnh tỵ nạn bi thảm nhất trong lịch sử nhân loại.  Về mặt chuyên môn, thì tất cả các bạn văn có in trong tập thơ HBNBQ đã nói tới một cách rất phong phú.

TC: Đó là cái khéo của TTH, còn cái khôn?

MT: Khôn ở chỗ TTH làm như muốn cho đối tượng trong thơ phải quên đi đủ chuyện, trong khi tự thân thi sĩ thì vẫn nhớ, nhớ thành thơ, dĩ nhiên, đại khái như:

 

em hãy quên

những ngày mật đắng

những buổi chiều trong thư viện xanh xao

những bước chân son

những nụ cười trong vắt

hồn nhiên như cỏ nội hương đồng

như viên sỏi trong khu vườn tình ái v.v...

 

Đã vậy, TTH còn muốn phóng “cái tâm” vào quỹ đạo quê hương, chẳng khác gì Mỹ phóng vệ tinh tình báo!  Rồi nhà thơ hẹn:

 

về nơi cắt rốn

mai sau phủ dụ một đời chim

tha cọng cỏ khô về nơi mái ấm

nghe rừng xuân chuyển nắng mới qua tim

 

hẹn hò rồi còn mộng ước mai sau:

 

nhất quán rồi mộng mai sau

tâm vô lượng mở có nhau luân hồi

 

Không ăn cháo lú làm sao có luân hồi.  An cháo lú rồi thì còn gì để mà nhận ra nhau?  Tâm vô lượng một khi đã nhất quán mở rộng thì làm gì còn có luân hồi?  Chưa hết:

 

mắt xưa răng đẫm non ngàn

lời xanh biếc ngọc vô thường yêu em

lá theo tiếp lục đường chim

hồn mai phục giữa Hoa Nghiêm lặng tờ

(Vô thường yêu em.  HBNBQ.  TTH tr. 181)

 

Trong bầu trời Hoa Nghiêm không có yêu ghét, nhưng ở đây TTH cứ yêu thì đâu đã chết con chim xanh nào?

TC: Tâm hồn thi sĩ đơn sơ, có lúc ngây thơ, có lúc phức tạp, có lúc trong sáng như pha lê, có lúc lu mờ như sương mai, như khói sóng, đôi khi nghịch lý mâu thuẫn, vậy mà thơ của TTH vẫn đồng nhất, hài hòa, mềm dịu như tơ trời, có lẽ do đó mà anh cho TTH vừa khôn, vừa khéo.

MT: Đúng vậy, thơ TTH mặc dầu toát ra khẩu khí Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim Cương nhưng thi sĩ vẫn là người!

TC: Chưa phải là thiền sư!

MT: Giả tỷ đã là thiền sư, mời anh nghe tiếng “hét” của thiền sư TTH:

 

muôn ngàn lộc biếc đầu non

em cho ta trọn ý nguồn thanh xuân

lời chim quyên hót lưu hương

ta thiền sư cũng bỏ rừng theo em

(Hiên mây còn thắm nụ đào. 

HBNBQ - TTH - tr 196)

 

TC: Thiền sư cũng là người mà anh!

MT: Đồng ý trăm phần trăm, thiền sư hay nghệ sĩ cũng vẫn là con người, con người muôn thuở, con người ngàn đời đọa lạc vào thân phận lưu đày.  Thế Lữ có con “Hổ Nhớ Rừng”, TTH có con sư tử già vồ bóng trăng:

 

đêm nhiệm màu câm nín

ngàn năm tuyệt diệu như thơ

con sư tử già vươn vai đứng dậy

vồ lấy bóng trăng xanh

chết lặng trong hồ tiềm thức

(Ao gíac - HBNBQ - TTH - tr 179)

 

Lý Bạch ngàn xưa lầm bóng trăng với mặt trăng mà chết thảm, theo tôi thì Lý Bách không phải muốn vớt mặt trăng, mặt trăng có gì đâu để mà ôm với ấp, nhưng chính là Lý Bạch muốn ôm lấy bóng dáng, người đẹp Dương Quý Phi lúc đó cũng đang ngặn lụp trong “hồ tiềm thức” hay là trong một cơn nóng sốt ảo gíac của một nhà thơ say rượu! Con sư tử già của TTH cũng vậy, sư tử mà vồ bóng trăng thì ăn cái giải gì.  Nó phải vồ người, mà phải là người đẹp thì nó mới mê ly,nó mới “chết lặng trong hồ tiềm thức” được chứ!  Nhà tâm-phân-học lừng danh Freud nói: “Bản năng tính dục một khi bị dồn nén, bị ức uẩn sẽ biến thành tình yêu thiêng liêng!”.  Tôi nghĩ thêm, sẽ biến thành tình yêu văn học nghệ thuất  Nếu biết làm thơ,nhưng phải là thơ thiền, thì tôi sẽ làm thơ để báo động cho “người em gái nhỏ” biết “hát những lời thơ hay” (Vườn xuân - HBNBQ - TTH tr. 49) rằng chớ có một mình “như bóng trăng” mà đi qua “vườn trúc” vì ở đó có một con sư tử già dễ sợ.

TC: Con sư tử già của TTH có thể nào là biểu tượng của bản năng tính dục bì dồn nén hay không?

MT: Ai cũng có con sư tử già torng thâm tâm hết, nhưng quan trọng là phải nhận diện được nó.

TC: TTH chẳng những đã nhận diện được mà còn nhốt nó vào thơ. 

MT: Đó chính là diệu dụng của căn cơ hướng thượng.  Không có căn cơ này thì TTH không khác gì bác sĩ Jeckyl mãi mãi là nạn nhân của tên Hyde.

TC: Tên Hyde chính là con sư tử già trong thâm tâm bác sĩ Jeckyl mà bác sĩ không nhận diện được!

MT: Đúng vậy, đó là trường hợp nhị-hóa-nhân-cách điển hình.  Thiền giúp chúng ta lặn sâu vào thể tánh để vô hiệu hóa ảnh hưởng tai hại của trường hợp này.  Hồn thơ của TTH cũng như cái hết thần thoại của Lý Bạch là biểu tượng cho thân phận lưu đày của kiếp người xa lìa bản thể.

TC: Thân phận lưu đày mà anh vừa nói là lưu đày vào kiếp nhân sinh chứ không phải kiếp thuyền nhân tị nạn?

MT: khoảng cách không xa lắm đâu,và đây là một lời than van ai oán khác nhưng lại là của Phạm Duy:

 

tôi còn yêu, tôi cứ yêu

tôi còn yêu, tôi cứ yêu

tôi còn yêu mãi mãi mãi mãi...

tôi còn yêu đời

tôi còn yêu người, tôi còn yêu tôi

tôi còn yêu hoài

tôi còn yêu tôi

dù tôi đã chết rồi

dù ai đã giết tôi

dù cho xương trắng vẫn chất nối

sông ngòi vẫn hoen máu người

oán thù vẫn dài

vâng, tôi còn yêu

(Nhạc Phạm Duy - Tôi còn yêu)

 

Đây là một tác phẩm lớn của Phạm Duy, chỉ tiếc rằng chưa có ca sĩ nào có khả năng, kỹ thuật tương đương với tầm vóc nội dung của bạn nhạc để hát lên những lời ai oán thống thiết của kiếp người bị ức chế, bị đọa lạc, bị cô đơn trong chính thân phận lưu đày của tự thân mà không mất niềm tin lạc quan vào tình yêu, vào tình thương giữa người với người.

TC: Sao nhiều người bảo nhạc Phạm Duy là nhạc trữ tình có tánh hướng “sex”?

MT: Sex là con rắn trong Kinh Thánh, là tiếng gọi của rừng rú hoang sơ,là tiếng gào thét của nhân loại từ ngàn vạn năm đầu giòng tiền sử.  Chính Thượng Đế cũng sợ cô đơn nên Thượng Đế phải tạo ra cái “sex” để cho trái đất có cỏ cây hoa lá, có ông Adam và bà Eva, có cá chim muôn thú để cho Thượng Đế được tôn thờ, được kính nể và cả được giúp vui nữa chớ.

TC: Sao Thượng Đế không chỉ tạo ra Thiên Đàng mà còn phải tạo ra hỏa ngục?

MT: Đâu có, hỏa ngục là do loài người tạo ra cho nhau chớ.

TC: Thế còn cây đàn trong tranh của Bé Ký,sao anh gọi là đàn đáy?

MT: Vì nó là cây đàn đáy,có lẽ ngày xưa cái thùng của cây đàn này không có đáy,sau này vì nhu cầu thẩm mỹ người ta làm thêm cái đáy và khoét một lỗ thông hơi nhỏ ở mặt sau, mặt đáy.

TC: Có gì đặc biệt ở cây đàn đáy khiến cho những người nghệ sĩ hát Ả đào không dùng đàn nguyệt, đàn tỳ bà hayđàn ghi ta?

MT: Đàn đáy không có tiếng kêu thùng, kêu thùng là có tiếng vang rỗng từ cái thùng đàn.  Tiếng ngân của cây đàn đáy chỉ là tiếng ngân của giây tơ, hợp với tiếng ngân độc đáo của lối hát Ả Đào.  Những tiếng ngân nga ư hư, ư hừ, ứ hự...của lối hát này thường thường là từ cổ vang lên đầu hay vang ra sau gáy chứ không hoàn toàn thoát ra ngoài cửa miệng của người hát.  Phải vào lúc đêm khuya thanh vắng người ta mới thưởng thức được hết cái hay của tiếng đàn đáy và lối hát được gọi là ca trù, là hát Ả đào của ta.

TC: Xin hỏi anh một câu, một câu chót.  Có sự liên hệ nào giữa những cái chết của một vài nhà văn tên tuổi với thơ của TTH?

MT: E. Hemingway cho rằng sống là một đam mê vô ích!  A. Camus cho rằng hiện sinh là phi lý!  Tam X. và NTT cho rằng định mệnh là mù quáng, khắc nghiệt và bất công!  Bốn nhân vật trên tự sát để chối bỏ hiện sinh, chối bỏ cuộc sống, để phản đối định mệnh; tự sát để chứng tỏ rằng mình tự do!  Bốn nhân vật này chịu ảnh hưởng “hư vô luận” của Schopenhauer, triết gia người Đức, ông này thì lại hiểu sai học thuyết Tánh không của Phật, ông lầm tưởng rằng Phật phủ nhận ý chí sống, trong khi Phật chỉ phủ nhận cái gọi là ngã chấp vô minh làm thực thể, do đó mà nảy sinh tham dục vị ngã, chắc chắn đưa con người xuống hố khổ đau khốn đốn.  Phật dạy cho chúng ta con đường thoát ra bằng giác ngộ, không phải bằng tự hủy, tự diệt.  NTT ngồi kiết già trước bàn thờ Phật, giữa những người thân thương ruột thịt trong một nghi lễ cầu siêu gỉai thoát, nhưng lý do tự hủy thì lại là ở ngoài tôn giáo.

TC: Có lẽ quấy rầy anh hơi lâu, xin anh kết luận cho.

MT: Có gì đâu mà gọi là quấy rầy! Trên đường tu tập chắc chắn TTH đã đạt được quả vị “Thanh văn Duyên Giác”!  Còn tôi, tôi đang còn bị mắc kẹt vào cái “hăm-bơ-gơ” của Đinh Cường, vào “cây đàn đáy” của Bé Ký và nguy hiểm nhất là vào con “sư tử già” của TTH.