Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

HOA MỘC LAN

VÀ THẠCH HÀO THÔN

 

THÁI TÚ HẠP

 

Mu Lan. Người con gái mang tên hoa Mộc Lan. Câu chuyện có thật trong lịch sử Trung Hoa. Khi rợ Hung Nô đem quân xâm lăng quê hương của Mộc Lan, gây nên bao thảm cảnh điêu tàn, giết người, đốt nhà của dân lành vô tội. Ở đây các nhà đạo diễn phim hoạt họa Disney’s thần thoại hóa cho hấp dẫn với mục đích lôi cuốn khán giả nhi đồng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ở một góc cạnh lịch sử nào đó, câu chuyện bi thảm vẫn được tôn trọng một cách nghiêm chỉnh trọn vẹn, tạo cho người xem - trong đó có tôi - cảm giác xúc động qua hình ảnh quân lính triều đình gõ cửa từng nhà dân ở thôn xóm hẻo lánh để bắt thanh niên tòng quân cứu nước. Ngôi làng có những cây hoa Mộc Lan bên giòng sông thơ mộng, bỗng nhiên trở thành hoạt cảnh đầy bi thương, chia ly não nề. Hết thanh niên, đàn ông cũng phải lên đường. Đứng trước tình cảnh Tổ Quốc lâm nguy nên cha Mộc Lan tình nguyện ra đi cho dù đang tật bệnh. Vì thương cha nên Mộc Lan giả trai thay thế cha vào quân ngũ. Không biết thời điểm lịch sử của Mộc Lan có cùng hoàn cảnh chiến chinh trong thời đại thi hào Đỗ Phủ khi ông đến trọ đêm ở Thôn Thạch Hào:

 

       Mộ đầu Thạch Hào thôn

       Hữu tại dạ tróc nhân

       Lão ông du tường tẩu

       Lão phụ xuất khai môn

       Lại hò nhất hà nộ

       Phụ đề nhất hà khổ!

       Thính phụ tiên trì từ

       “Tam nam Nghiệp Thành thú

       Nhất nam phụ thư chí

       Nhị nam tân chiến tử

       Tôn giả thả thâu sinh

       Tử giả trường dĩ hỷ!

       Thất trung cảnh vô nhân

       Duy hữu nhũ hạ tôn

       Hữu tôn mẫu vị khứ

       Xuất nhập vô hoàn quần

       Lão ẩu lực tuy suy

       Thỉnh tòng lại dạ quy

       Cấp ứng Hà Dương địch

       Do đắc bị thần suy”

       Dạ cửu ngữ thanh tuyệt

       Như văn khốc u yết

       Thiên minh đăng tiền đồ

       Độc dữ lão ông biệt

       (Thạch Hào Lại - Đỗ Phủ)

... 

       Đêm đến ngủ ở thôn Thạch Hào

       Có tên Lại đến bắt người

       Ông già leo tường vượt thoát

       Bà già chạy ra ngoài cổng

       Tên Lại quát tháo dữ dằn

       Bà già kêu van khổ thế!

       Lắng nghe lời bà kể lể:

       “Ba con trai đi lính ở Nghiệp Thành

       Một đứa thư về cho biết

       Hai đứa kia vừa chết trận hôm qua

       Đứa sống, sống đời bấp bênh

       Đứa chết, xem như là hết

       Nhà vắng vẻ chẳng còn ai

       Chỉ có đứa cháu đang mớm vú

       Vì cháu nên mẹ cháu chưa lên đường

       Vào ra, manh quần tơi tả

       Già này tuy sức khỏe kém

       Cũng xin theo cậu đêm nay

       Để được đến phục vụ ở Hà Dương

       Sửa soạn kịp thời bữa ăn sáng...”

       Đêm khuya, tiếng nói im bặt

       Nhưng vẫn còn nghe tiếng nghẹn ngào thổn thức

       Sáng sớm mai khách vội vã lên đường

       Chỉ có một ông già từ biệt...

       (Thôn Thạch Hào)

 

       Tôi sinh ra trong thời chinh chiến nhiễu nhương ở một thành phố nhỏ Việt Nam và cũng từng gạt lệ lên đường nhập ngũ khi Mẹ tôi thắp nén hương vái Trời Phật trước hiên nhà cho con ra đi bình yên.  Bao nhiêu tháng năm cuốn hút vào lửa đạn ngoài chiến trường. Bao nhiêu bạn bè gục ngã. Qua bao nhiêu thôn làng bị giặc tàn phá tan hoang thê thảm. Những Cồn Hến, Bãi Dâu ở Huế, đại lộ kinh hoàng Quảng Trị xương trắng phơi đầy, dưới nắng hạ Lào gay gắt. Tôi đã đi qua và nghe như có tiếng oan hồn uổng tử của đồng bào vô tội kêu than... Tôi ghê tởm chiến tranh. Tôi phản đối những hành động xâm lăng bạo tàn trên mảnh đất quê hương thân yêu... Tôi mong mỏi hòa bình.

      

       ... Mấy tuần trước đây, khi xem phim Titanic đến đoạn hàng vạn người chết cóng trên biển, tôi bàng hoàng xúc động thực sự, vì tôi nhớ đến những ngày lênh đênh ngoài biển đông và đã nhìn thấy xác người dạt vào bờ trong những tiếng khóc than thảm thiết. Tôi cứ tưởng sau những năm tháng đối mặt với đời sống quá máy móc ở xứ người, tim mình  rắn đi như đá xanh. Không ngờ chỉ thoáng một vài cảnh trong phim đã làm cho lòng tôi chùng xuống, và giao động buồn lây. Bởi thế, trong giòng sống luôn luôn biến động, giữ được phút giây tâm an lạc quả thật là niềm hạnh phúc hiếm hoi! Những rạo rực vọng ngã, những thôi thúc say mê, những ngọn bão điên cuồng dấy lên từ đất nước gió lửa, trong tâm giới bất tịnh lại càng thê thảm khổ đau hơn. Từ lâu tôi cố gắng tự vỡ đất những bến bờ để lòng suối rộng đổ vào đại dương.  Triệt hủy những kiến chấp hư ngụy hẹp hòi bảo thủ, để tạo cho tâm hồn mình thanh thản, như cánh chim vút ngang trời. Cuộc sống toàn khắp lượng bao dung. Chỉ cõi Không mới là vi diệu.

       Cái thâm thúy cuối cùng ở dũng sĩ Mu Lan là sau khi yên giặc... từ bỏ tất cả quan quyền danh lợi, trở về thôn nghèo tìm cha mẹ, an vui với hạnh phúc bình thường bên hàng cây hoa Mộc Lan nở rộ trên giòng sông thân yêu và hiền triết muôn đời. Với tôi, những ngày thôi chinh chiến lại là những giây phút chia ly biền biệt. Không biết cây hoa Ngọc Lan có còn nở bông trước hiên nhà tôi trong thành phố cổ kính? Khi mẹ tôi không còn hái nụ hoa cài lên mái tóc bạc trắng như thuở nào...

       Đêm nay, cũng như hàng ngàn đêm hiu quạnh nơi xứ người.  Mảnh trăng khuyết treo trên cành thốt nốt. Tiếng dế cô đơn cùng tôi tỉnh thức hoang vu.  Những kỷ niệm một thời nhung nhớ.  Những bến sông, những ghềnh núi tĩnh mịch, những tư duy đền miếu cội nguồn.  Hãy lắng nghe tiếng thở giọt sương trên cỏ lá thèm nhớ quay về.  Thành phố đầy mật ngữ âm dương. Đứng bên này biển đông ta chỉ còn nghe tiếng sóng thời gian vỗ đôi bờ Nhật Nguyệt.