Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

ĐỘNG VÀ TỊNH TRONG

“HẠT BỤI NÀO BAY QUA”

CỦA THÁI TÚ HẠP

 

ĐẶNG PHÚ PHONG

 

Cái động và tịnh là hai trạng thái hiển nhiên, vậy mà tự ngàn xưa cho tới chí ngày nay con người luôn luôn tư nghị.

Bậc thiền sư trải tâm trong Động, Tịnh và trong một sát na Thiền sư Ngộ.  Sự tư duy biến mất, Động và Tịnh biến mất theo.  Hay nói một cách khác, Động và Tịnh vẫn hiện hữu sờ sờ.  Một người tìm cách mở cửa vào căn nhà, cánh cửa mở, người bước vào, cánh cửa và người - bước - vào biến mất.  Nhưng cánh cửa vẫn là cánh cửa cho những ai khác muốn vào.

 

 

Động và Tịnh được nhắc thật nhiều trong “Hạt Bụi Nào Bay Qua” bằng tựa của những bài thơ và bằng nhiều chữ thơ.  Tác giả đã đu mình vào Động và Tịnh:

 

“Mai về khép cánh biển dâu,

Giở trang vô tự trắng nhòa sắc không

Chờ nhau dưới cội vô thường

Soi tâm tư hiện một vầng trăng xưa”

(Thanh Tịnh Khúc)

 

 Một vầng trăng xưa chắc chắn là một khúc u hoài, một chìm đắm dĩ vãng không như một tiếng cười, không như một tiếng khóc mà là một sự dung dị bình thản.  Vậy thì vầng trăng xưa động hay tịnh?

- Không có tiếng trả lời mà là một vọng âm:

 

“Bụi nào chao động hoàng hôn,

Trong vô lượng kiếp mù tăm mặt hồ”

(Tâm Tịnh)

 

Tưởng cũng nên ghi thêm vào đây công án thiền về Động.

Hai vị sư tranh cãi nhau trong lúc thấy gió thổi, bức màn lay động.  Một vị nói: “Gió thổi làm bức màn lay động, vậy là gió động”.  Vị kia nói: “Không thấy gió làm sao bảo là gió động được mà chính là bức màn động”.

Sư phụ đi ngang qua nghe thế nói: “Gió không động, bức màn không động mà chính tâm hai con động”.

Người thơ Thái Tú Hạp đã nhảy vào Động, Tịnh ngồi sừng sững như đồi Liễu Quán mà ngắm nhìn 10 bức tranh chăn trâu để rồi:

 

“Ta một mình phiêu bạt,

“Tâm giã biệt về đâu”

 

hay:

 

“Người đi hun hút thẳm,

Cát bụi nào vong thân”

(Chiều Qua Đồi Liễu Quán)

 

Có thể Thái Tú Hạp đã “cân đẩu vân” một mạch tuốt về tận sông Thu Bồn, để nguyên quần áo nhảy ào xuống nước - Đê Mê - Nhưng dòng sông chỉ tắm một lần vì dòng sông động, và người thơ muốn dùng cái Tịnh để giữ một cái Động.

 

“Ta hẹn em sẽ trở về

Bên đồi lau lách biếc

Chim rủ nhau quay tít trên ngàn cây

Đời sống lại những mầm xanh bát nhã”

(Trở Lại Suối Nguồn)

 

“Chuyện ngày xưa thuyền vui cửa Đại,

Trăng Thu Bồn khua mái đò ngang”

(Tôi Sẽ Về Thăm Quảng Nam)

 

Cái quê hương xứ Quảng của ông lúc nào cũng Động trong ông, thôi thúc, giục giã ông về để hít mùi cay cay của Quế, để ăn trái cây ngọt lịm mùa Nam Trân, hớp một ngụm trà Kỳ Sơn trong buổi sớm sương lấp lánh.  Và rồi ngồi an nhiên trong Chùa Cầu và không biết ông có nghe tiếng “chim trong vườn Viên Giác hót líu lo”.

Vậy thì người thơ ơi, Tịnh quê hương hay Động quê hương?

Chối bỏ là thói thường của phàm phu, cưu mang là cái nghiệp của người thi sĩ.  Thái Tú Hạp là thi sĩ, Thái Tú Hạp cưu mang.  Cưu mang em, cưu mang quê hương và thêm một bước nữa, một bước nhưng ngàn trùng là ông cưu mang Động và Tịnh.  Trong ẩn cư của ông là một sự tìm hỏi, một ngơ ngác trước vô thường:

 

“Cố nhân đà biệt tích

Giếng cũ chiều rêu phong

Khói sầu lên hiu hắt

Trong hồn em đau thương”

(Ẩn Cư)

 

Cái giếng là một tấm gương soi. Cái giếng là một cội nguồn.  Tất cả đều rêu phong nhưng dù ngoài kia có:

 

“Nước đôi dòng trắc trở,

Ta một dòng quê hương”

(An Cư)

 

Từ trong Động và Tịnh ông đã “Ngộ”

 

“Chữ nghĩa không còn trang kinh

Tâm già nua chợt thức

Đầu cành ngọt nắng nguyên trinh”

(Vô Tự)

 

Giọt nắng nguyên trinh là nhành hoa của Đức Thích Ca, là bức tường của Bồ Đề Lạt Ma, và cũng là Vô Tự, cái Chân Không hay cái Như Không, khiến cho:

 

“Không có gì ngọn đỉnh

Hoa lá thiên thu nhòa

Càn khôn như giọt nước

Chảy hoài trong tâm ta”

(Như Không)

 

Từ cái “Như Không” đó ông đã hình thành cho mình một “cõi riêng”, A!  Vấn đề là ở đây:

 

“Tình xưa về ngự cõi riêng

Đường ngôi em rẽ hai miền phù vân

.....

Có không trên ngọn cát bồi

Sớm hôm rồi chợt qua đồi cỏ lau

 

.....

Em về hoang tịch đời ta

Dấu hương khói nhuộm nhạt nhòa chân mây”

(Cõi Riêng)

 

Em, người tình, người vợ và là gì gì đi nữa thì trong cái cõi riêng muộn màng đó lại chỉ là sự trẻ thơ, bởi vì sự trẻ thơ hồn nhiên mới đích thực là tình yêu:

 

“Hãy thực thà yêu nhau

Đôi mắt trẻ thơ cười vui với bát cơm gạo trắng

Gặp nhau từ ái trong tâm

(Mùa Hạnh Ngộ)

 

Ngoài sự thực thà, trẻ thơ và từ ái thì không còn gì đáng phải lưu tâm bởi cái đáng nói đáng làm đã bị ức chế, tắc nghẽn để cho giọt u buồn còn đọng lắng trong hồn đau.

 

“Tưởng như có niềm vui

nhưng không phải đâu em

chỉ là hạt bụi vu vơ

ngân phiếm giây nhung nhớ cũ

của đêm qua giấc mơ còn rơi lại

Giọt u buồn còn đọng lắng trong hồn đau

Đời hắt hiu đang chờ ta thức dậy

còn đâu em

một tiếc nuối qua mau

(Hạt Bụi Nào Bay Qua)

 

Còn đâu em

một tiếc nuối qua mau

 

Tiếc nuối qua mau đã làm ông quay về với cái Tịnh.  Cái Tịnh có thể khắc chế cái Động.  Người thơ trở nên nhẹ nhàng trong u mặc, nhớ nhung trong thanh thản, đến một lúc nào đó lòng người thơ trở nên vô cùng rộng và em bây giờ đã trở thành lãng đãng khói sương.

 

“Mai ta về giữa non cao

Xé mây làm áo lụa đào cho em”

 

Hốt nhiên em là mây trời.  Hốt nhiên chói lòa hiển diện.  Sắc tức thị Không...trong anh.

 

“Mai về khép cánh biển dâu

Giở trang vô tự trắng nhòa sắc không

Chờ nhau dưới cội vô thường

Soi tâm tư hiện một vầng trăng xưa”.

(Thanh Tịnh Khúc)

 

Thay Kết: Bước vào cõi riêng của Thái Tú Hạp đã làm kẻ viết bài này ngây ngây ngất ngất, viết lèo một mạch, vừa lúc ngưng để lấy đà cũng là vừa lúc thấy mình “Động” trong cái Động và Tịnh của “Hạt Bụi Nào Bay Qua”.  Nên chi phải ráng hết sức bình sinh nhảy ngược lại, ra khỏi cõi riêng của tác giả bởi e sợ bị nhốt trong khoảng mênh mông của người thơ nếu đi thêm một bước nữa.

Xin trả lại cõi riêng cho người thơ Thái Tú Hạp.