Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

 

Lâu quá tôi mới trở lại thăm biển Santa Monica, nơi chốn đã tạo cho chúng tôi nhiều kỷ niệm của thời vừa đến định cư ở Los Angeles.  Lần này chúng tôi đến thăm biển với một họa sĩ, người bạn thân liên hệ tình cảm với tôi qua nhiều giai đoạn lịch sử, cùng khóa Thủ Đức, cùng khóa Chiến Tranh Chính Trị tại Đà Lạt, từ những ngày chinh chiến tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, khi bạn tôi trong đơn vị Thủy Quân Lục Chiến và tôi ở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương, trong công tác Tâm Lý Chiến. Cùng ở tù Trại Kỳ Sơn Quảng Nam và khi đến trại đảo Hongkong thì anh theo gia đình đến Thụy Điển, và tôi cùng gia đình đến California, Hoa Kỳ. Gần hai mươi năm chúng tôi mới gặp nhau.  Anh kể mùa này ở Thụy Điển đang chuẩn bị vào mùa lạnh, tuyết bắt đầu rơi.  Trong khi chúng tôi ngồi trên bãi biển Santa Monica đầy gió nóng.  Mới bắt đầu mùa hạ, cái nắng gay gắt đổ xuống khắp nơi ở Hoa Kỳ nhất là tại các tiểu bang Texas, Oklahoma, Louisiana, Arizona... đã có gần một trăm người chết vì không chịu nổi sức nóng lên hơn một trăm hai mươi độ và gây thiệt hại hơn hai tỷ đô la về kinh tế.  Bạn tôi thèm nhớ biển, nhớ đến Việt Nam, dải đất hình cong chữ S từ vịnh Hạ Long đến Hà Tiên, ven biển Thái Bình Dương.  Đã bao nhiêu lần chúng tôi đã từng đi qua những bãi biển thân yêu như Đông Hà, Thuận An, Cửa Đại, Tiên Sa, Chu Lai, Sa Huỳnh, Qui Nhơn, Tuy Hòa, Cam Ranh, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu... Chúng tôi đã sống với cảnh trời nước mênh mông trên những bãi biển ở quê nhà, chúng tôi đã nhìn thấy nét sinh hoạt sống động ở đâu đó nơi xóm chài mộc mạc, cánh buồm trắng ra khơi như “mảnh hồn làng” hòa nhập vào biển khơi lồng lộng nguồn sống thân yêu muôn đời.  Hình ảnh đơn sơ, nhưng chúng ta không thể nào quên được như lời thơ Tế Hanh đã vẽ nên:

 

... Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

 

Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

 

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

 

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ gỗ

 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng lướt ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

(Quê Hương - Nghẹn Ngào)

 

Nhà thơ Tế Hanh sinh quán làng Đông Yên, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.  Ông đã xuất bản hai thi phẩm Nghẹn Ngào và Vu Vơ vào những năm 1939-40.  Quảng Ngãi có nhiều thắng cảnh như Thiên Ấn Niêm Hà, Thiên Bút Phê Vân, Long Đầu Hí Thủy, La Hà Thạch Trân, Liên Trì Dục Nguyệt, Cổ Lũy Cô Thôn, Thạch Bích Tà Dương, Hà Nhai Văn Độ, An Hải Sa Bàn, Vân Phong Túc Võ theo Thi sĩ Nguyễn Cư Trinh (Tuần Vũ Quảng Ngãi 1750) Vịnh Ca trong tập thơ Nôm Sãi Vãi.  Bãi biển Sa Huỳnh với hàng thùy dương xanh thẳm và cát trắng trải dài theo triền dốc xa xa, không biết có phải là đề tài cho nhà thơ Tế Hanh, mô tả những nét đẹp sinh hoạt của những người dân chài ra khơi khi mặt trời vươn lên khỏi dãy Trường Sơn?  Bây giờ ngồi bên này bờ biển Thái Bình Dương nhìn về bên kia đất nước, mới cảm thấy thấm thía nỗi niềm ray rứt nhớ quê.  Tôi liền nghĩ đến câu nói nào đó của nhà văn Tây Phương: “Trong tất cả những nỗi khổ đau, qua thời gian, hy vọng sẽ hàn gắn và sẽ vơi dần, ngoại trừ niềm đau xa quê hương sẽ không bao giờ nguôi ngoai trong lòng”.  Ý nghĩ này cả hai chúng tôi đều đồng ý trong hoàn cảnh không gian và thời gian hiện hữu trên bãi biển Santa Monica. Biển mùa hè phẳng lặng như cô gái hiền ngoan nằm soãi thân mình êm đềm tắm nắng.  Nhưng với chúng tôi thì biển quá dữ dằn thâm hiểm. Biển đã vật ngã, vùi sâu hàng mấy trăm ngàn người ra đi tìm tự do.  Mới đây, hôm qua nguồn tin phóng đi khắp thế giới, biển đã nổi giận bằng lưỡi hái sóng thần nuốt trọn hơn ba ngàn người ở New Guinea. Chúng tôi đã thở dài ngao ngán không tin cô gái trùng dương đang lặng lờ êm ả dưới ánh nắng mặt trời thơ mộng như ngoài kia mà đầy phản trắc tàn độc đến như thế. Tuy nhiên, cho dù mức độ thâm độc có sâu đến bao nhiêu cũng có thể dò được, còn lòng người thâm độc thì không có cách nào dò đến cùng được.  Con người bao giờ cũng cả thắng thiên nhiên, nên nhân gian mới châm biếm truyền đạt nhận định một cách sâu sắc:

 

... Biển sâu còn có thể dò

Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng...

 

Trên đường về, từ biển Santa Monica, anh bạn họa sĩ kể cho tôi biết về chuyện hội họa ở Thụy Điển, những người hàng xóm dễ thương.  Anh không có cơ hội trở lại với thế giới màu sắc vì cơm áo tương lai con cái trước mặt, vấn đề cấp bách phải giải quyết. Anh đi làm thợ tiện với đồng lương đủ cung ứng nhu cầu cho một đời sống bình thường, mái ấm hạnh phúc một vợ ba con.  Sau nhiều tuần chu du khắp thiên hạ và thăm viếng các khu sinh hoạt đồng hương ở California, anh bạn trở về đời sống thực tế đang chờ anh ở Thụy Điển.

Trên chặng đường từ phi trường Los Angeles về thành phố Monterey Park, tôi chạnh nhớ đến những kiếp sống của bạn bè tôi ở quê nhà, ở các nơi trên khắp cùng thế giới, đang âm thầm chấp nhận cuộc sống mới, cho dù phải phấn đấu tận cùng từ nhiều lãnh vực, nhiều phương diện khác nhau từ tư duy, ý thức hệ, ngôn ngữ, văn hóa, thức ăn, sự kỳ thị đầy dẫy ở chung quanh, để cùng chấp nhận: cố gắng hy sinh phần đời còn lại cho tương lai con cái, vươn tới ánh sáng tươi đẹp rạng rỡ chung của loài người.  Tôi cũng chạnh nhớ đến chuyện quên hỏi anh về người tình có “nụ cười của nàng Mona Lisa trong bức họa La Jaconde của Leonardo da Vinci” khi chúng tôi theo học Chiến Tranh Chính Trị ở Đà Lạt.  Cha nàng người Kinh, mẹ nàng là Thái trắng.  Nàng có nụ cười đầy bí ẩn và duyên dáng.  Mối tình của anh cũng thật thơ mộng và lãng mạn.  Tuy nhiên khi trở về đơn vị năm tháng phiêu lãng theo bổn phận đời lính chiến nên cô nàng từ biệt lên xe hoa.   

Nhắc đến nàng Mona Lisa trong bức họa La Jaconde đã nổi tiếng trên thế giới hàng mấy trăm năm qua.  Ai xem cũng có thể tưởng tượng đến người con gái có nụ cười thật dễ thương đầy bí ẩn.  Nhưng mới đây sự thực đã bị phanh phui, chính nụ cười đó là của ông họa sĩ Leonardo da Vinci do chính ông soi gương tự họa. Cả thế giới đều sững sờ thất vọng trước khám phá quá phũ phàng này. Tuy nhiên, trong một bài báo mới đây đăng tải trên Time cho biết thêm, họa sĩ Leonardo da Vinci là một thiên tài có những tư duy khoa học, ông đã vượt xa những tài năng cùng thời đại với ông đến hàng thế kỷ.  Ngoài thiên tài về họa sĩ, Leonardo da Vinci còn là một nhà thiên văn lỗi lạc, một kỹ sư thủy lực đa tài.  Ông đã kết hợp giữa nghệ thuật viễn mơ và khoa học thực tế một cách thần kỳ.  Mới đây vài năm, Tổng Giám Đốc Microsoft, ông Bill Gates giàu nhất thế giới đã bỏ ra 30.8 triệu đô la để mua những cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci viết từ những năm 1508 đến 1510 ở Florence mà báo chí sau khi xem qua cuộc triển lãm được tổ chức tại New York đều phải ngợi khen “một kiệt tác khoa học”.  Nếu không có sự khám phá ra sự thật nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa, chắc chắn nhân loại còn phải ngẩn ngơ trước bức tranh La Jaconde.  Và mãi còn tưởng tượng đến người con gái tuyệt vời.

Chính vì yêu nụ cười của Mona Lisa mà anh bạn họa sĩ của tôi đã một thời yêu say đắm người con gái Đà Lạt vì nàng cũng có nụ cười bí ẩn và duyên dáng như thế, để rồi khi nghe tin nàng đi lấy chồng, anh uống rượu liên miên để quên hận sầu trong nắng chiều bên giòng sông Thạch Hãn.