Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ


 

DƯƠNG HÀ - HOÀNG NAM

 

Show Asia 53 chủ đề “Bốn Mùa - Màu Sắc Của Tình Yêu” được tổ chức tại sân khấu Long Beach Terrace Theater, hai năm sau show "Asia 59: Bốn Mùa 2 - Một Thời Để Nhớ" được trình diễn tại La Mirada for Performance Arts Center. Chính đề tựa của show đã nói lên chuyện tình yêu qua bốn mùa, và với một thời để nhớ mãi trong tâm khảm.

Phần mở đầu với liên khúc mưa gồm những bài nhạc mưa Mùa Thu Trong Mưa, Cơn Mưa Phùn và Tiếng Mưa Đêm. Âm thanh mưa rơi và khung cảnh màu sắc mang ta về kỷ niệm nào đó. Mưa rơi ban đêm cho không gian dịu mát cho thiên nhiên bừng tỉnh, mưa cho tình yêu thêm nhung nhớ, mưa còn rơi mãi trên phím đàn. Có phải mưa còn rơi mãi những tiếng buồn thở than? và đã lâu rồi nụ cười vắng trên môi? Lời ca khúc quyện cả không gian trên khấu của mưa rơi và mưa rơi:


"Còn rơi mãi nhớ thương ai

Ướt bờ mi em dài

Mưa rơi mưa rơi

Còn làm mưa mãi trong đời

Người đã xa vắng rồi

Con tim cô đơn

Còn ôm ấp những hẹn thề

Ướt chiều mưa em về

Chôn đi bao nhiêu

Kỷ niệm xưa mãi tôn thờ

Cuộc tình còn ước mơ"


Đức Huy sáng tác nhiều nhạc về mưa, mưa là đề tài trữ tình, gần gũi với tình yêu.


"Từng giọt mưa, từng giọt buồn

Ngoài sân vắng buổi chiều tối dần

Từng giọt mưa như hờn giận

Mà người có biết chăng

Từng giọt mưa, từng giọt buồn

Như dĩ vãng của cuộc tình mình

Còn rơi mãi không bờ bến

Trong tiếng mưa đêm"

 

Màn đầu tiên này đã qui tụ đến 9 ca sĩ gồm Thiên Kim, Lâm Thúy Vân, Lâm Nhật Tiến, Như Quỳnh, Nguyễn Hồng Nhung, Quốc Khanh, Phillip Huy, Ánh Minh và Đoàn Phi.

Bốn mùa thì mùa xuân được ghi nhân qua nhạc phẩm Mùa Xuân Đầu Tiên của Văn Cao. Bản nhạc theo thể điệu Valse nhẹ nhàng, vui tươi êm ái như khi tiết trời báo hiệu một chu kỳ thiên nhiên mới bắt đầu. Mùa xuân dặt dìu theo chim én lượn về trên bầu trời mênh mang, tâm tư mơ màng. Nghe cảm nhận mùa xuân về thật tươi thắm, hân hoan và thanh thản:



"Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

Mùa bình thường mùa vui nay đã về

Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông

Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn"

Như Văn Cao cho lời:

"Từ đây người biết quê người

Từ đây người biết thương người

Từ đây người biết yêu người"



Mùa xuân mới trong nỗi nhớ, trong âm nhạc Văn Cao. Muôn sắc xuân về rực rỡ trên quê hương.Tâm tư yêu người, thương người như cỏ cây đan cành quấn quít với gió xuân, sự thanh bình tràn ngập niềm hân hoan vào lòng người.

Nhạc Văn Cao trong liên khúc chung với bài Chiều Tím của nhạc sĩ Đan Thọ. Lời nhạc do thi sĩ Đinh Hùng soạn:


"Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài

Sầu trên phím đàn, tình vương không gian

Mây bay quan san, có hay?

Đàn nhớ từng cánh hoa bay, vầng trăng viễn hoài

Màu xanh ước thề, dòng sông trôi đi

Lúc chia tay còn nhớ chăng?"

Nhạc sĩ Đan Thọ sinh năm 1924 tại Nam Định. Về nhạc cụ sở trường của ông là violon và saxophone tenor. Năm 1936 đến 1942 ông theo học chữ và nhạc tại trường Thày Dòng Saint Thomas d’Aquin tại Nam Định. Thầy dạy violon của ông là Frère Maurice. Từ năm 1942 đến 1945 ông học hòa âm và sáng tác với giáo sư Tạ Phước cùng Vũ Đình Dự. Đến năm 1945, ông chơi đàn violon tại phòng trà Thiên Thai của nhạc sĩ Hoàng Trọng tại Nam Định.

Vào năm 1948 đến 1954 ông gia nhập Ban Quân Nhạc Đệ Tam Quân Khu Hà Nội cùng với Nguyễn Túc, Nhật Bằng, Văn Phụng, Nguyễn Khắc Cung, Nguyễn Cầu, và Nguyễn Hiền. Ngoài ra ông học môn kèn saxophone với quân nhạc trưởng Schmetzler và nhạc sĩ Phi luật tân Mano Umali tại Saigon.

Ông đã cộng tác trình diễn tại các vũ trường và phòng trà ở Hà Nội với Nguyễn Túc.

Khi vào Sài gòn ông sáng tác bài Chiều Tím với lời của Đinh Hùng, Xa Quê Hương (chung với Xuân Tiên), Mimosa Thôi Nở (phổ thơ Nhất Tuấn), bài Dương Cầm (theo ý thơ Mùi Quý Bồng).

Vào năm 2005, khi bão Katrina thổi qua New Orleans, nhà ông bị bão tàn phá, và báu vật kỷ niệm của đời ông là cây đàn vĩ cầm yêu quý bị cơn bão quái ác này làm hư hại, cũng như cây kèn tenor saxo mạ vàng Selmer mà ông vô cùng trân quý, những kỷ vật mà ông lưu giữ gần 50 năm qua trong cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc. Hiện nay ông cư ngụ tại Houston, Texas.

Một liên khúc khác gồm 3 nhạc phẩm của Khánh Băng như Nếu Một Ngày, Tiếng Mưa Rơi và Trăng Thề đem tâm hồn khách thưởng ngoạn về thập niên 60 ở quê nhà.


"Nhìn mưa rơi nhuộm tím bầu trời

Gió đêm vi vu muôn ngàn lời

Mấy ai yêu thương nhau trọn đời

Gió ơi!

Hạt mưa rơi lạnh buốt vào người

Xót xa dâng lên môi nụ cười

Tiếc thay giấc mơ xưa tuyệt vời

Gió ơi!"



Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Tên Khánh Băng được ghép bởi tên của hai cô bạn học từ thời tiểu học của ông, một người là Khanh còn người kia tên Băng, ông thêm dấu "sắc" thành Khánh Băng.

Năm 1949, Khánh Băng lên Sài Gòn học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh, thuộc vùng Đa Kao. Cùng một vài người bạn như Vân Hùng, Tùng Lâm,... ông lập một ban nhạc cùng nhau thường xuyên tập dượt và chơi miễn phí cho các đám cưới.

Khánh Băng thực sự khởi đầu sự nghiệp ca nhạc năm 1954, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhạc sĩ Võ Đức Thu, với cây đàn mandoline Khánh Băng thi đậu vào làm nhạc công ở Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau đó, được Tùng Lâm tiến cử với nghệ sĩ Trần Văn Trạch, ông chơi đàn ở đoàn Sầm Giang và rồi ở Đài phát thanh Pháp Á. Khánh Băng được coi là người Việt Nam đầu tiên sử dụng đàn guitar điện trên sân khấu, trong thập niên 1960.

Khánh Băng viết nhạc rất sớm, từ những năm học tiểu học, bản thân ông cũng không nhớ bản nhạc đầu tay của mình. Bài hát đầu tiên của ông được phát thanh là Nụ Cười Thơ Ngây, do 2 ca sĩ Minh Trang và Anh Ngọc song ca trên Đài Phát thanh Sài Gòn vào năm 1955. Khánh Băng bắt đầu thành danh với nhạc phẩm "Vọng Ngày Xanh" được viết năm 1956. Nhạc phẩm đó được nhà văn nữ nổi tiếng Françoise Sagan viết lời Pháp và cũng nhờ bài "Vọng Ngày Xanh", ông được Hội Tác quyền Thế giới mời gia nhập. Vọng Ngày Xanh được nhiều ca sĩ như Minh Trang, Lệ Thu, Hùng Cường,... trình bày, trong đó thành công hơn cả phải kể đến tiếng hát của danh ca Thái Thanh qua những ca khúc của ông.

Khánh Băng viết rất nhiều ca khúc có tiết tấu nhanh và sôi động, thường được gọi là thể loại nhạc kích động. Những bài hát như Sầu Đông, Có Nhớ Đêm Nào hay Tiếng Mưa Rơi do ông sáng tác vào khoảng năm 1962 được coi là những bài nhạc trẻ kích động đầu tiên ở Việt Nam. Sầu Đông, một trong hai nhạc phẩm nổi tiếng nhất của Khánh Băng cùng với bài Vọng Ngày Xanh, còn được viết thêm lời Pháp ngữ. Nó cũng có thêm lời tiếng Anh ngữ do một người khác viết.

Với The Summer Knows là nhạc phim (theme song) của phim Mùa Hè 42, do các nhạc sĩ Michel Jean Legrand, Alan Bergman, và Marilyn Bergman sáng tác. Khi mùa hè được nhân cách hóa thành một cô gái, ngày hè dài hơn bởi nàng (mùa hè) bảo mặt trăng hãy chờ đợi, bảo mặt trời hãy kéo dài hơn thời gian, nàng âu yếm bầu trời thêm dài bất tận, sưởi ấm bãi cát biển, nàng đùa giỡn với tất cả thế giới hè xung quanh mình... Phần nhạc nền cho phim này đã mang lại cho nhóm Michel Legrand một giải Oscar. Ca khúc nổi tiếng này được nhạc sĩ Nguyễn Ánh Chín Việt hóa lời nhạc, và được trình bày bởi ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung.

Nhắc lại kỷ niệm xưa của những năm 60 và 70 tại quê nhà, đứng trước nguy cơ nhạc ngoại quốc xâm nhập mãnh liệt vào trong xứ, MC Nam Lộc cũng đã tâm sự là anh và anh Trường Kỳ cùng một số bạn hữu nhận chân ra điều này và để dung hòa nhu cầu, các anh đã quyết định dùng chính những dòng nhạc ngoại quốc mà giới trẻ yêu thích để chuyển dịch hoặc soạn lời Việt dựa theo tình cảm, hay theo sự rung động trong hoàn cảnh đời sống của người Việt, của văn hóa Việt với mục đích từ từ chuyển hướng nhu cầu nghe nhạc về với những tình tự dân tộc. Thật vậy khi ta mới nghe các nhạc phẩm như Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu hay như bài Chỉ Còn Là Giấc Mơ Qua, ít ai nghĩ nó là nhạc Mỹ, vì ta mải mê nghe về kỷ niệm về đón người yêu ở sân trường Trưng Vương, Gia Long, hay Nguyễn Bá Tòng,... Nếu sự chuyển hướng âm nhạc đúng với nhu cầu sẽ là một ích lợi thiết thực của sự chấp nhận cái hay của xứ người biến thành cái lợi của xứ ta.

Trong Asia 59 có những bài tình ca nhạc ngoại quốc do 2 ca sĩ trình bày là Thanh Lan và Paolo. Bốn bài hát Les Amoureux Qui Passent (Một Thời Để Yêu, Nam Lộc viết lời Việt), Je Sais (Cuộc Tình Tàn do Phạm Duy) và Les Temps de L'amour (Mùa Tình Yêu, do Trường Kỳ). Bài nhạc Anh ngữ là Delidah. Tiết mục được trình diễn như Broadway show có sự phụ diễn các vũ công của Quốc Dương góp phần.

Trong phong trào nhạc trẻ tại Việt Nam trước năm 75 thì Paolo là một trong những gương mặt nổi bật. Anh đóng góp tiếng ca những nhạc phẩm Pháp và Mỹ trong những thập niên 60 và 70. Ca sĩ Paolo tên thật là Đào Thiệu Doãn, khởi nghiệp trong lãnh vực nhạc trẻ từ những năm đầu của thập niên 60s với tên Thanh Tuấn. Với bộ quần áo da mầu đen như Elvis Presley thuở nào, Thanh Tuấn đã trở thành một trong những nam ca sĩ tiên phong của nền nhạc trẻ Việt Nam trong thời gian cộng tác với ban nhạc The Black Caps. Paolo thuở ấy rất được chú ý qua phần trình diễn sống động với những nhạc phẩm lời Pháp thịnh hành trong thời kỳ phong trào trẻ đang lên cao tại Việt Nam, nhất là tại Sài Gòn. Thời ấy những khuôn mặt ca sĩ xứ ngoài được ái mộ như: Cliff Richard, Elvis Presley, Paul Anka, Bobby Vee, nhóm The Shadows, The Ventures, The Beatles, Johnny Halliday, The Rolling Stones...

Cho đến khi Paolo bước vào lãnh vực phòng trà ca nhạc và vũ trường thì anh đã tạo cho mình một ngôi vị vững vàng, anh có phong cách trình diễn riêng, qua làn hơi dài nồng ấm, đã gây được chú ý với những nhạc phẩm lời Anh, đặc biệt là những nhạc phẩm được trình bày bởi nam danh ca người Anh là Tom Jones. Phải kể là các bài ca như The Green Green Grass of Home, She's A Lady,... và Delilah mà anh ca thật xuất sắc

Asia 59 đề cập về những bài tình ca đáng nhớ của Lam Phương, đan cử các bài Duyên Kiếp, Trăm Nhớ Ngàn Thương và Thu Sầu. Những nhạc phẩm mà Lam Phương viết riêng cho từng kịch bản chuyện tình yêu của Ban Kịch Sống của kịch sĩ Túy Hồng.

"Duyên Kiếp" một trong hằng trăm tình ca của Lam Phương, nói về mối tình trắc trở khi mộng tình không thành. Một nhạc phẩm khá thịnh hành và quen thuộc với quần chúng.

 

"Em ơi nếu mộng không thành thì sao

Non cao đất rộng biết đâu mà tìm

Đường đời mịt mời vạn nẻo về đâu

Mong chờ duyên kiếp đưa lối bác cầu


Em ơi nhắc lại phút xưa gặp nhau

Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều

Ngại ngùng mỗi lần anh đến tìm em

Má em ưng hồng vì quá thẹn thùng"


Khi nhắc đến Lam Phương, phải nói anh là nhạc sĩ đã dùng âm nhạc của mình để thay mặt cho hàng triệu người miền Nam nói lên cái tình tự quê hương, tình nghĩa đồng bào khi miền Nam dang tay tiếp nhận 2 triệu người từ miền Bắc di cư trốn chạy nạn Cộng Sản, sau hiệp định Genève chia đôi đất nước qua vỹ tuyến 17, bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến, sáng tác năm 1954. Đó là cái đáng yêu của nhạc Lam Phương.

Trung Tâm Asia thường mời nhiều người khách đến giúp vui qua vai trò giới thiệu chương trình như Leyna Nguyễn, Dương Nguyệt Ánh, Thùy Dương,... và mới nhất là Bảo Châu. Điều khiển chương trình trong show hát Asia 59 “Một Thời Để Nhớ” gồm: Nam Lộc, Việt Dzũng, Thùy Dương và Bảo Châu. Tưởng cũng nên ghi nhận Bảo Châu là một khuôn mặt khá quen thuộc với đài truyền hình SBTN qua vai trò xướng ngôn viên trong ban tin tức.

Một Thời Để Nhớ là chủ đề ca ngợi tình yêu, mà trong đó có tình bao la của mẹ già quá vãng. Ca khúc "Thăm Mộ Mẹ" của Anh Bằng, phổ thơ Lê Duy Phương, qua tiếng ca Như Quỳnh, do Sỹ Đan hòa âm. Nghe như chút gì u buồn của tình mẫu tử:

 

"Con quỳ quanh mộ Mẹ

Nghĩa trang buồn hắt hiu

Gió lạnh ru rặng liễu

Mẹ bây giờ ở đâu"

 

Tương tự như Asia 53, theo chu kỳ trong năm và tiết trời chia ra làm bốn mùa, Xuân, Hạ Thu, Đông. Từng mùa mà cảnh trí sân khấu được đổi thay. Mùa xuân hoan ca như xuân của Văn Cao. Mùa hè tuy nóng nhưng có cái vui tươi trong nắng hạ, trong không khí rộn ràng của những ngày nghỉ dài như Hè 42. Mùa thu tiết trời thay đổi, đang từ nắng hạ chuyển biến làm khí trời dịu mát, có lúc se lạnh, có mưa rơi như Mùa Thu Trong Mưa, hoặc Thu Sầu làm cho cây đang xanh tươi hoá ra héo úa vàng, rồi rụng rơi tơi tả, như mùa thu mang nét u buồn. Mùa Đông đến khi cây trút lá, cành trơ trọi hay tuyết phủ. Như khúc ca Sương Lạnh Chiều Đông qua tiếng hát Băng Tâm. Bằng những cảnh vật biến đổi theo mùa ấy mà các nhà thơ, nhà văn cũng như các nhạc sĩ cảm tác thay đổi đặc tính theo mùa. Theo chủ đề tình ca Một Thời Để Nhớ với nhiều bài tình ca, với 48 tiết mục, và 50 ca sĩ. Người ta được nghe những âm thanh từ Văn Cao, Đan Thọ, Mạnh Phát, Y Vân, Anh Bằng, Khánh Băng, Nguyễn Ánh Chín, Trường Sa, Huỳnh Anh, Đức Huy, Trúc Hồ, Từ Công Phụng, Lam Phương,... Các nhạc phẩm được hòa âm theo thanh âm mới bởi nhóm nhạc sĩ Asia như Trúc Sinh, Vũ Tuấn Đức, Sỹ Đan, Trúc Hồ và Ngọc Lễ.

Sau khi ra DVD Asia 59 thì Trung Tâm Asia chuẩn bị cho ra kế tiếp Asia 60, với chủ đề Mừng Xuân Kỷ Sửu 2009, hứa hẹn nhiều vui tươi như món quà mừng xuân.
Lời nhắn chân tình như muôn thuở xin ủng hộ băng gốc.

 

Dương Hà - Hoàng Nam