Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

75 NĂM ÂM NHẠC

VIỆT NAM, KỲ II

“HÁT VỚI THẦN TƯỢNG”

 

TẠ XUÂN THẠC VÀ VƯƠNG THƯ SINH

 

Để nối tiếp dòng nhạc “75 Năm Âm Nhạc Việt Nam - Kỳ thứ II “Hát Với Thần Tượng” kỳ này được tổ chức tại Đại hí viện La Mirada vào ngày 19 tháng 5, năm 2007 với hai xuất hát buổi trưa và một xuất khác vào buổi chiều tối. Cả hai xuất hát đông đảo người tham dự, theo ban tổ chức cho biết số vé bán ra vượt trội nhanh chóng suốt hai tuần lễ cuối, đến trên một ngàn một trăm vé (mỗi xuất). Số vé bán đã hết sạch (sold out) cho thấy khách mộ điệu đến với Asia - 55 như là sự hậu thuẩn nối sau khi DVD Asia - 54 được tung ra. Sắp hàng vào cửa trước đại hí viện đầy ắp quan khách, hàng rào an ninh cho hai buổi hát được bảo vệ khá chu đáo bởi vì có một nhóm nhỏ người không đồng ý về ngày trình diễn. Bài viết này chúng tôi chỉ nhắm vào khía cạnh âm nhạc, nghệ thuật hay những bài hát ghi nhận được. Mà sẽ không bàn về quan điểm phô diễn sự bất đồng trong trật tự luật lệ cho phép, vì đó là nét đẹp của thể chế dân chủ.

Mở đầu cho chương trình ca nhạc thật giá trị và phong phú qua chủ đề 75 Năm Âm Nhạc Việt Nam, Kỳ II, “Hát Với Thần Tượng" là hai giọng hát trẻ Don Hồ và Dạ Nhật Yến trình bày một liên khúc gồm hai nhạc phẩm vui tươi và sống động để biểu tượng cho hai giai đoạn sáng tác của nền âm nhạc Việt Nam. Đó là bài Đi Với Tôi của tác giả Canh Thân ra đời vào đầu thập niên 1940 và bài Ghé Bến Saigon của nhạc sĩ Văn Phụng, vào cuối thập niên 1950. Ghé Bến Saigon cho người nghe liên tưởng đến một Sài Gòn hoa lệ, một hòn ngọc Viễn Đông thuở xưa, Sài Gòn như thủ đô văn hóa của xứ sở tự do, tên gọi thân yêu Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là nơi đã đào tạo ra rất nhiều thần tượng về âm nhạc. Nhạc sĩ Văn Phụng sáng tác nhạc phẩm Ghé Bến Saigon để diễn tả niềm hân hoan của ông sau khi ông thoát khỏi miền Bắc để di cư vào miền Nam chan hòa ánh sáng tự do, không gian của hy vọng khi tị nạn CS vào giữa thập niên 1950. Người nhạc sĩ của âm vang vui tươi, rộn ràng này đã soạn những khúc ca giá trị để lại cho ngàn sau như Ô Mê Ly, Tiếng Hát Với Cung Đàn, Suối Tóc, Giang Hồ, Lãng Tử, Xuân Vui Ca, Ta Vui Ca Vang, Nhớ Bến Đà Giang, Vó Câu Muôn Dặm, Xuân Miền Nam, và nhạc ông còn nhiều lắm...

Liên khúc mở đầu trên đã do MC Nam Lộc và đặc biệt nữa là MC Thùy Dương giới thiệu, người nữ MC mới vừa trúng tuyển MC qua cuộc tuyển lựa tài năng mới của đài truyền hình SBTN tổ chức vào năm nay 2007. Với giọng nói thật truyền cảm và duyên dáng MC Thùy Dương đã nhấn mạnh với các khán thính giả rằng trong nền âm nhạc Việt Nam chúng ta phải nhắc đến sự đóng góp thật quan trọng của nhạc sĩ Văn Cao, một nhạc sĩ tài ba nhưng lại dũng cảm không khuất phục bạo quyền Cộng sản nên khi còn sống dưới ách độc tài Cộng sản ông đã khí khái tham gia vào phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, chống đối nhà cầm quyền như vậy nên “thiên tài đã mai một”. Dòng nhạc Suối Mơ mà ông đã sáng tác thời tiền chiến, đưa ta vào huyền thoại do ca sĩ Ngọc Hạ trình bày:

 

Suối mơ!

Bên rừng thu vắng,

giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng.

Ngày chưa đi sao gió vương?

Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương...

 

Nhạc Văn Cao mang chút thần thoại, chút hoang tưởng đưa hồn ta vào chốn thiên thai có thu, có suối, có nai, có hoa, có gió, có cây, những yếu tố thiên nhiên khiến dòng suối nhạc của Văn Cao trở nên huyều diệu hơn, thơ mộng hơn:

 

Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối .

Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát.

Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi.


Tiếng hát ngọt ngào của Ngọc Hạ đã đưa tâm hồn người nghe đến một cảm giác thần tiên êm dịu, nơi đó có nguồn nước trong xanh tươi mát chảy dài lê thê, trên bờ có những hoa vàng lá xanh với đàn nai vui đùa thoả thích. Cảnh đẹp nên thơ như thế nhưng lại bị chế độ văn hóa "vô văn hóa" của Cộng sản cho là tiêu cực, khiến người nhạc sĩ tài ba phải tàn lụi, nguồn cảm hứng sáng tác của ông bị mai một thật là đáng tiếc. Thật ra chẳng riêng cho ông mà cho cả kho tàng quý giá của nhạc Việt với một thiên tài khả ái này.

Tiếp nối với một giọng ca nghệ sĩ trong nước là Kim Tiểu Long đã cất cao tiếng hát với bài Giot Lệ Đài Trang của nhạc sĩ Châu Kỳ. Khi được MC Thùy Dương hỏi rằng thần tượng của Kim Tiểu Long trong lãnh vực ca hát là ai thì Kim Tiểu Long trả lời không chút ngập ngừng là ca sĩ Tuấn Vũ. Tuấn Vũ được quần chúng nhà ái mộ vì chất giọng đặc biệt của anh.

 

Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng

Ngày xưa ai quyền quý cao sang

Em chính em ngày xưa đó

Ướt xây đời lên tột đỉnh nhân gian

Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn

Ngày xưa ai nghệ sĩ lang thang

Tôi chính tôi ngày xưa đó

Cũng đèo bồng mơ người đẹp lầu hoa

 

Kim Tiểu Long hát rất hay, người ca sĩ đã đạt tiêu chuẩn khi trình diễn bài ca này, rất đúng với ý của nhạc sĩ Châu Kỳ, lúc tác giả mới gặp người con gái đoan trang quyền quý, rồi bẵng đi một thời gia khá lâu ông gặp lại cũng người con gái ấy thì hoàn cảnh nàng lúc này đã sa sút nghèo nàn cùng khổ. Cuộc đời “dâu bể bể dâu”, nay giầu có mai điêu tàn nào ai biết được tương lai.

 

Còn đâu đâu lá ngọc cành vàng

Còn đâu đâu quyền quý cao sang

Em chính em ngày xưa đó

Đến bây giờ phiêu bạt giữa trần gian

Đời tôi vẫn tiếng nhạc cung đàn

Đời tôi vẫn nghệ sĩ lang thang

Em, em nhớ xưa rồi em khóc

Tôi thoáng buồn tuôn giòng lệ đài trang

 

Hình như có khán thính giả ở những hàng ghế dưới chạnh lòng tưởng nhớ tới cuộc đổi đời năm 1975 đã hiểu Châu Kỳ bằng ánh mắt long lanh. Nghĩ lại những thăng trầm khổ ải mà toàn dân Việt phải gánh chịu suốt nhiều thập niên qua, cho đến bây giờ nhiều người vẫn còn bị triền miên thống khổ trong cảnh không nhà vì bị bạo quyền phá nhà, cướp đất.

Tiết mục nổi cồn là hợp khúc Làm Quen và Sầu Đông tạo sự xôi động với Mai Lệ Huyền vẫn được coi là nữ thần cuồng nhiệt của nhạc kích động đã hát với nam ca sĩ Đoàn Phi. Khi MC Việt Dzũng hỏi Mai Lệ Huyền ai là thần tượng của cô thì Mai Lệ Huyền cho biết chính là nghệ sĩ Hùng Cường hát cải lương, quá mê! Ấy thế mà Hùng Cường lại nhào ra hát tân nhạc, thế là cô có dịp hát chung, và khán thính giả thích nên trở thành cặp bài trùng. Rồi MC Việt Dzũng cho biết Hùng Cường đã ra đi vĩnh viễn nhưng cũng còn rất may là cặp song ca của nền ca nhạc VN vẫn còn tái ngộ được với khán thính giả dù không phải bằng xương bằng thịt nhưng bằng tiếng hát và hình ảnh cũ thần tượng Hùng Cường của qua nhạc phẩm Làm Quen của nhạc sĩ Anh Quân:

 

Xin chớ theo em hoài mãi trên đường

(Sao cứ theo hoài mãi trên đường)

Để mặc em đi với phố buồn

Xin chớ theo hoài mãi trên đường

Dù thực lòng nhìn anh rất dễ thương

Trên phố dẫu đông người

Cô gái kia dù xinh

Đừng có ngó theo người ta

Chưa biết nhau bao giờ sao cứ muốn làm quen

Dù thực lòng nhìn anh rầt dễ thương

 

Cùng giọng ca trẻ Đoàn Phi mang chất âm hưởng của giọng ca Hùng Cường đã trình bày nhạc phẩm Sầu Đông, một ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Khánh Băng mà trước đây chính nghệ sĩ Hùng Cường cũng đã nổi tiếng qua ca khúc này. Nhạc phẩm được hát bởi Mai Lệ Huyền và Đoàn Phi.

 

Chiều nay gió Đông về, dừng chân trên bến xưa

Đời trai gió sương, về thăm cố hương.

Tìm bao nhớ thương, mà sao phố phường vắng.

Tình sầu lạnh buốt đêm trường.

Rồi ngày mai sẽ ra đi phương trời

Biết đâu trên đường vạn nẽo từ ly

Biết đâu cuộc đới ngày mai đổi thay

Mà tôi vẩn còn .. nhớ .. nhớ .. nhớ

Phút giây ban đầu.

Ngại ngùng bước chân buồn, em đã sang ngang rồi

Đành thôi nhớ mong, gởi theo gió Đông.

Tình yêu giá băng vào nơi cuối trời nhớ

Sầu Đông còn đến bao giờ.

 

Tiếp theo ngay sau đó MC Nam Lộc và Thùy Dương đã giới thiệu hai ca sĩ Anh Khoa và Dalena hát bài Dư Âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý:

 

Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ

Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ

Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn gió

Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời

Anh yêu tiếng hát êm như lời nguyền đẹp bao ước mơ

Anh như lầu vắng em như ánh trăng reo muôn ý thơ

Muốn nói cùng em đôi lời trìu mến...

Tim anh băng giá đang nhại ngùng câu năm tháng mong chờ

 

Qua hình ảnh video clip trình chiếu cho thấy hình ảnh gia đình của một nghệ sĩ nghèo nàn Nguyễn Văn Tý sau nhiều năm bị chôn vùi tài năng trong chế độ Cộng sản chỉ có nền văn hóa một chiều, văn nghệ sĩ không được quyền tự do sáng tác ngoài việc được viết lách chỉ để ca ngợi đảng và chế độ. Vì thế nên nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý rất bất mãn với chế độ Cộng sản, ông đã thẳng thắn phê bình nó là một chế độ vô lương tâm. Bài Dư Âm do ông sáng tác hồi thời tiền chiến, được coi là nhạc phẩm trữ tình, đã đi vào lòng người một cách sâu đậm, mà Anh Khoa và Dalena trình bày hôm nay.

Kế đến MC Việt Dzũng phỏng vấn nữ ca sĩ Băng Tâm rằng thần tượng của cô là ai thì được cô cho biết chính là ca nhạc sĩ Duy Khánh. Băng Tâm trước đây theo học lớp nhạc của Duy Khánh. Cũng để nhắc nhớ về nghệ sĩ tài ba này, một đoạn ngắn video clip đã được trình chiếu cho khán thính giả thưởng ngoạn. Và bài Thương Về Miền Trung của nhạc sĩ Duy Khánh và Chuyện Ba Mùa Mưa của Lê Minh Bằng đã đươc hai ca sĩ Đặng Thế Luân và Băng Tâm trình bày.

 

Đã bao lâu rồi không về Miền Trung thăm người em

Nắng mưa đêm ngày cách trở, giờ xa xôi đôi đường

Người hỡi! Có về miền quê hương thùy dương

Nước chảy còn vương bao niềm thương,

cho nhắn đôi lời.

Dẫu xa muôn trùng tôi vẫn còn thương sao là thương

Nhớ ai xuôi thuyền Bến Ngự đẹp trăng soi đêm trường

Và nhớ tiếng hò ngoài Vân Lâu chiều nao

Ước nguyện đẹp duyên nhau dài lâu

Xa rồi còn đâu.

 

Một bản nhạc Pháp được chuyển ngữ bởi nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng là “Búp Bê Không Tình Yêu” (tức "Poupée de cire, poupée de son" của nhạc sĩ Serge Gainsbourg vào năm 1965, đã đưa France Gall lên đài danh vọng), bài hát này tại Sài Gòn trước năm 75 ca sĩ Thanh Lan đã hát rất thành công và giờ đây người ca sĩ trẻ nối tiếp tiếng hát, giọng ca dễ thương Doanh Doanh. Thái Doanh Doanh là ái nữ của đôi thi văn tài Ái Cầm và Thái Tú Hạp, họ là chủ nhân tuần báo SaigonTimes tại thành phố Rosemead (thuộc Los Angeles). MC Việt Dzũng có hỏi Doanh Doanh rằng thần tượng của cô là ai, Doanh Doanh cho biết là Việt Dzũng, Lưu Đức Hòa và Thanh Lan. Nữ ca sĩ Thanh Lan đã kỳ cựu trong ngành ca hát thuộc thế hệ đi trước, cô đã từng trình diễn bài Búp Bê Không Tình Yêu vào cuối thập niên 60, một thời dĩ vãng của Saigon, rất thịnh hành vào thời gian của phong trào nhạc chuyển ngữ nhạc xứ người, lời xứ Việt vàng son đó. Để nhớ lại thời gian đã qua hôm nay được ca sĩ Doanh Doanh thuộc thế hệ đi sau trình bày sau khi Thanh Lan đã hát bài “Oh Mon Amour”, nhạc và lời của ca nhạc sĩ Christophe. Âm vang nghe quen thuộc:


Tôi như con búp bê bằng nhựa

Một thứ búp bê thật xinh xắn

Đừng để trong trái tim nghìn muôn ca khúc

buồn vui nhớ mong khóc thương mơ mộng

Sáng láng tươi vui như hàng ngàn vạn

búp bê xinh lồng khung kính

Nhìn đời mê đắm như kẹo thơm thơ ấu

Lòng như đóa hoa trong ngày đầu xuân

Thơ ngây vui ca dưới nắng hồng

Tâm hồn dại khờ chẳng giấu chút gì

Rong chơi vui ca suốt tháng ngày

Vấn đề hàng ngàn hàng vạn đều ca

 

Đến phiên ca sĩ Quốc Khanh ca bài Niệm Khúc Cuối của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, MC Nam Lộc giới thiệu một video clip về Sĩ Phú vì đây là thần tượng của người ca sĩ trẻ Quốc Khanh, người vừa đoạt giải thưởng tuyển lựa tài năng mới năm 2007 do đài truyền hình SBTN tổ chức. MC Thuỳ Dương đã giới thiệu bài Niệm Khúc Cuối song ca bởi hai giọng ca Sĩ Phú (ghép nhạc và hình rất khéo) và Quốc Khanh:

 

Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời

Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây

Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy

Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em

Dựa vai nhau cho nhau yên vui ấm áp cuộc đời

Tìm môi nhau, cho nhau rã nát, rã nát tim đau

Vừa đôi tay, ước muốn tù đầy,

Tóc rối bạc màu vết dấu tình sầu

Nhìn em, nhìn em giây phút, muốn nói yêu em

 

Đến mục chuyển tiếp phần ca Cải Lương do Ngọc Huyền trình diễn, MC Việt Dzũng hỏi Ngọc Huyền ai là người mà Ngọc Huyền coi là thần tượng, thì Ngọc Huyền đáp rằng từ thuở nhỏ nàng đã coi Thanh Nga là thần tượng, mà nổi bật nhất là vở tuồng Tiếng Trống Mê Linh.

Một video clip của vở tuồng cùng tên với hai tiếng hát của Thanh Nga và Ngọc Huyền làm sống lại những ngày xưa thân ái. Đôi dòng về người nghệ sĩ hồng nhan nhưng vắn số này như sau:

Thanh Nga tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31/ 7/1942 tại Tây Ninh. Cô là con gái của bà bầu Thơ nổi tiếng, mà một thời là trưởng đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Cô cũng là chị gái của nghệ sĩ hài Bảo Quốc. Lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên sân khấu với những vai đào con trong các tuồng như Phạm Công - Cúc Hoa, Đồ bàn di hận, Lửa hờn; rồi các vai chính trong Người vợ không bao giờ cưới, Bên cầu dệt lụa, Bóng tối và ánh sáng, Thái hậu Dương Vân Nga, Tiếng trống Mê Linh. Khi thủ vai Trưng Trắc trong Tiếng Trống Mê Linh, thì Thanh Nga đã đạt tột đỉnh cao danh vọng.

Thanh Nga được coi là ngôi sao cải lương nổi tiếng nhất, tài sắc vẹn toàn nhất trong giới cải lương trong thập niên 70. Theo lời đồn, có thể sự thành công đó cũng là nguyên cớ mang bất hạnh tới cho cô. Ngày 26/11/1978, nghệ sĩ Thanh Nga cùng chồng là ông Phạm Duy Lân bị sát hại lúc họ đang trở về nhà, sau khi Thanh Nga vừa diễn xong vở Thái hậu Dương Vân Nga của soạn giả Huy Trường ở rạp Cao Đồng Hưng, tại Gia Định. Khi về đến trước cửa nhà, một kẻ lạ mặt đã bắn chết hai vợ chồng trước sự chứng kiến của con trai cô. Vụ án mạng này kết liễu vợ chồng cô đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Tiết mục tiếp nối qua hai bài nhạc về quê hương. Nhạc phẩm đầu là Quen Nhau Trên Đường của nhạc sĩ Thăng Long và Đức Nội:

 

Chiều nay có phải anh ra miền Trung?

Về thăm quê mẹ chờ em về cùng ..

Rồi ta sẽ đi chung chuyến tầu.

Về đến sông Hương Bến Ngự.

Để nhìn trăng soi cuối thôn

 

Viễn ảnh thanh bình ấy làm sao xuyến lòng, người thanh niên trai gái vừa gặp nhau họ đã quyến luyến nhau và thương nhau nhiều hơn. Nhưng nàng xác quyết rằng “Thương anh không phải vì tình thương, không phải vì sang giàu, mà vì cùng chung chí hướng, thương anh, thân dãi dầu nắng dầm mưa, băng rừng sâu suối ngàn, mong ngày ca vang khúc khải hoàn”.


Gặp anh em lại thương anh nhiều hơn,

Ngày đêm lo giữ giang sơn vẹn toàn .

Dù sương gió gây bao phũ phàng,

Đã có em đây sẵn sàng,

Lại gần sưởi ấm tim anh.

 

MC Viêt Dzũng thì nhận ca sĩ Minh Hiếu là thần tượng, vì Minh Hiếu đã được các anh em chiến sĩ VNCH mến mộ và đã tặng Minh Hiếu danh hiệu Hạ sĩ nhất danh dự của QLVNCH và cô ca sĩ Minh Hiếu đã nổi tiếng với ca khúc Quen Nhau trên Đường Về của nhạc sĩ Thăng Long.

Những kỷ niệm xưa của nhạc sĩ Thăng Long được trình làng qua video clip. Tiếp theo đó Thanh Tuyền với giọng ca nhịp nhàng bài hát Đường xưa lối cũ của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nhắc đến bao nhiêu là kỷ niệm của thôn xóm nghèo, bóng cũ làng quê:

 

Đường xưa lối cũ,

có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo

Đường xưa lối cũ,

có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi

...
Đường xưa lối cũ,

có mẹ tôi run run trong hôn hoàng

Lòng già thương nhớ,

nhớ đến tôi, lom khom đi tìm con

 

Những hình bóng của lối mòn xóm nhỏ, những đêm hè có trăng thanh gió mát dịu dàng. Nhưng cũng có những cảnh mẹ già lầm lũi đi tìm con trong tuổi già lưng còng sức yếu. Người nghe bản nhạc Đường xưa lối cũ không khỏi bùi ngùi:

 

Chạnh lòng thương nhớ những phút xưa, phút xưa qua qua rồi

Lạnh lùng tưởng nhớ bóng dáng ai in sâu trong lòng tôi

Đường xưa còn đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi

Mà hình bóng cũ, thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi....

 

Evans một ca sĩ trẻ cho MC Thuỳ Dương biết rằng anh rất ái mộ nhạc sĩ Vũ Tuấn Đức, và cũng qua video clip mà khán thính giả hôm nay đã được giới thiệu về nhạc sĩ này. Đôi song ca Evans và Trish Thùy Trang đã trình bày nhạc phẩm “This Is The Time” thật điêu luyện khi đồng ca và vũ.

Nói về nhạc sĩ Trường Sa, ông là tác giả của nhạc phẩm Khi Còn Gọi Tên Nhau và Một Mai Em Đi. Nguyên là một sĩ quan hải quân QLVNCH ông đã rời Saigon năm 1975 tới đảo Guam, nhưng vì thương nhớ gia đình vợ con còn kẹt lại, ông cũng không ngờ và không biết chính sách của Cộng sản tàn bạo dã man nên đã tự nguyện theo tầu Việt Nam Thương Tín cùng với một số đồng bào chưa hiểu chính sách của Cộng sản nên đã xin hồi hương trở về lại quê hương Việt Nam thân yêu. Nhưng không ngờ tất cả mọi người hồi hương đều bị cộng sản tịch thu hết những gì có được khi trở về, nhiều người trong con tàu đó phải đi cải tạo một thời gian dài hoặc ngắn hạn... Riêng tác giả Trường Sa thì phải đi tù cải tạo đến những mười năm, sau khi ông được thả, ông sang Canada cùng với gia đình định cư tại đây cho đến ngày nay.

 

Một mai xa nhau xin nhớ cho nhau nụ cười

Cho cuộc tình người hẹn hò nhau đến kiếp mai

Đừng hận nhau nữa lệ nào em khóc cho đầy

Tình đã mù theo sương khói, theo cơn gió lùa tả tơi

...
Một mai em đi gọi gió thả mây về ngàn

Xin tạ lòng người tình ta hư không thế thôi

Đời vui không mấy niềm đau đã chín kiếp người

Lòng đâu phụ nhau thêm nữa khi mai không còn có nhau

 

Ca sĩ Lệ Thu đã trình bày hai nhạc phẩm Khi Còn Gọi Tên Nhau và Một Mai Em Đi thật xuất sắc. Ca sĩ Lệ Thu là thần tượng của ca sĩ Diễm Liên cũng là minh tinh màn ảnh lớn trong phim Vượt Sóng (Journey From The Fall) đã được trình chiếu khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ, tại Việt Nam thì Cộng sản không cho phép phổ biến những DVD phim này hiện lén lút mua bán trong nước.

Sau đây là trích đoạn của báo Lao Động của Cộng sản trong nước:

"Vượt sóng" gợi lại về chủ đề thuyền nhân VN, nhưng nếu xem kỹ sẽ thấy những ngôn từ được sử dụng trong phim dù có khéo sắp xếp vẫn mang đầy tư tưởng hận thù, xuyên tạc và bóp méo sự thật. Những nhà làm phim cho dù cố gắng treo một bức màn dân chủ để ngụy tạo, nhưng khi sự thật được vén lên vẫn chỉ thấy toàn bi kịch, chỉ thấy toàn tiếng súng hận thù cùng những tiếng khóc lạc loài.

"Vượt sóng" hay "BCVN" đồng hành có mặt tại thị trường trong nước cũng tuân theo theo truyền thống mọi năm "Hướng đến quê hương trong mùa tháng tư" (lời dẫn của Asia 54) và vì thế không ngạc nhiên khi những giọng điệu trong những sản phẩm này lại khét mùi chống Cộng của ông bầu Việt Dzũng "cố gắng để giữ lại nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng hoà ở Biên Hoà". Chỉ có thế thì mới mong nhận được nhiều tiền và tranh thủ bán băng đĩa.(Lao Động số 117 Ngày 24/05/2007 )

Nhạc phẩm Chiều Làng Em rất nổi tiếng của nhạc sĩ Trúc Phương do 3 ca sĩ Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm và Phương Hồng Ngọc trình bày.

 

Quê em nắng vàng nhạt cô thôn

Vài mây trắng dật dờ về cuối trời

Bâng Khuâng tiếng hò qua xóm vắng

Khói lam buồn như muốn ngừng thời gian.

Một chiều anh mới đến

bóng dừa nghiêng gió ru thềm.

Tìm về đôi cánh mầu

mắt em nhìn nói ngàn câu.

Nhớ mãi mấy tình của mẹ quê nâu sồng

của người em mơ mộng,

Và chiều vàng ngát mênh mông

là chiều ấy sang sông em chờ trông.

Anh ơi nhớ về thăm thôn xưa,

Để nghe tiếng ngọt ngào ru bóng dừa

Xa xôi bước người anh lữ thứ

Nhớ thương hoài câu hát chiều làng em.

 

MC Nam Lộc có phỏng vấn ba ca sĩ thuộc lò Việt Nhi do nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đào tạo, nhân dịp này khán thính giả được coi video clip về nhạc sĩ Nguyễn Đức mà các ca sĩ đều được mang tên Phương đàng trước tạo thành như một tên họ của một gia đình Việt Nhi, hôm nay người ta được xem sự hiếm hoi trùng phùng của 3 ca sĩ này đã hợp ca bài Chiều Làng Em.

Được biết ca sĩ Phương Hoài Tâm từ lâu ít xuất hiện trên sân khấu, tuy vậy cô vẫn duyên dáng như thuở nào, nhất là mái tóc mode "Phương Hoài Tâm" trở lại sân khấu để gặp gở quý khán giả.

Mục thoại kịch vui MC Nam Lộc và Việt Dzũng đã giới thiệu vở kịch “Kịch và Đời - Đời và Kịch” do các diễn viên Quang Minh, Hồng Đào, Lê Huỳnh và Quỳnh Anh thủ diễn. Vở kịch đã nói lên rằng người ta đang sống thật ở ngoài đời nhưng nhiều khi cũng phải đóng kịch để có thể sống... thật ở ngoài đời.

Tất cả các diễn viên đã thể hiện trọn vai trò của họ trong vở kịch nêu trên.


Ca khúc ngoại quốc Magic Boulevard của nhạc sĩ Feldman Francois, đã được nhạc sĩ Nhật Ngân viết lời Việt lấy tựa đề là Ngày Vui Năm Ấy, trước đây được ca sĩ Ngọc Lan hát. Nay được ca sĩ Don Hồ và Lâm Thúy Vân trình bày. MC Việt Dzũng hỏi Lâm Thúy Vân rằng ai là thần tượng của cô thì được trả lời rằng nữ ca sĩ Ngọc Lan là thần tượng của cô. Tiếng hát thật trữ tình và thanh âm truyền cảm của Ngọc Lan đã đến rồi đi như huyền thoại, để lại trong tâm thức của nhiều người ái mô cô như thần tượng, cô mất đi nhưng những âm điệu ngọt ngào, giọng ca nghe như lôi cuốn trong đêm thanh vắng, xao xuyến tâm hồn khách thưởng ngoạn, điển hình qua những bài Mưa Trên Biển Vắng (Je N'oublierais Jamais) hay Ngày Vui Năm Ấy:

 

Màn đêm xuống dần

Một mình đơn côi.

Bước chân rã rời

Đôi mi buốt giá.

Thoáng xa tiếng đàn

Kỷ niệm đâu đây.

Nhắc em nhớ hoài

Dĩ vãng hôm nao...

 

Kế tiếp phần giới thiệu nhạc sĩ Trúc phương. Người ta vẫn không quên những nhạc được ưa chuộng như: Nửa Đêm Ngoài Phố, Buồn Trong Kỷ Niệm, Ai Cho Tôi Tình Yêu, 24 Giờ Phép, Con Đường Mang Tên Em, Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, Kẻ Ở Miền Xa, Tàu Đêm Năm Cũ,… Trúc phương có nhiều nhạc phẩm buồn, mà bài Thói Đời hình như là buồn nhất, vì nó là một định mệnh nghiệt ngã cho ông:

 

Đường thương đau đày ải nhân gian

ai chưa qua chưa phải là người !

Trong thói đời, cười ra nước mắt !

Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu.

Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao,

còn gian dối cho nhau

Người yêu ta rồi cũng xa ta

nên chung thân ta giận cuộc đời !

Đôi mắt nào từng đêm buốt giá !

Bên chiếu chăn tình xa nhịp thở,

Tiền đổi thay khi rủ cơn mê

để chua xót trên lối về !

 

Thật đúng vậy, thói đời là thế cho nên Trúc Phương viết tiếp: “Rượu trần ai gội niềm cay đắng. Những suy tư in đậm cuộc đời, mình còn ai đâu để vui khi trót xa vũng lầy nhân thế, cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi”.

Rồi khi nhạc sĩ Trúc Phương lâm vào cảnh trắng tay vì nhiều lần mưu toan vượt thoát ách cộng sản thất bại, lâm vào hoàn cảnh khốn cùng thì: “Bạn quên ta tình cũng quên ta nên trắng đêm thui thủi một mình! Soi bóng đời bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngời lên tròng mắt. Đoạn buồn xa ta đã đi qua, ngày vui tới, ôi còn xa”. Ôi, sao như tiền định bởi lời ca mà ông viết “ngày vui tới, ôi còn xa...”, đoạn video clip về cuộc đời nhạc sĩ Trúc Phương thật đáng thương tâm chẳng khác gì bài ca Thói Đời mà ông đã sáng tác! Khán giả đã thấy cuộc đời ông sống lây lất bần cùng, vì sau biến cố đau thương tháng 4-75, rất nhiều lần ông đã mưu toan vượt biên đi tị nạn Cộng sản, nhưng lại bất thành, phần nghèo vì tiền bạc kiệt quệ, nên ông phải sống trong cảnh vô cùng khổ sở đến nỗi phải mướn chỗ ngủ trên một manh chiếu rách tại xa cảng miền Tây Phú Lâm, Chợ Lớn. Và rồi đúng như bài Thói Đời mà ông đã sáng tác như một lời định mệnh tiên tri sẵn như bài nhạc xót xa, bi đát. Đôi khi trong đời sống có những tác phẩm tiền định cuộc đời người nhạc sĩ. Người ta vẫn còn nhớ nhạc sĩ Y Vân đã sáng tác bài “Sáu Mươi Năm Cuộc Đời” cũng như lời tiên tri, và ông mất đúng vào tuổi sáu mươi như trong bài nhạc mà ông đã viết.

Bài Thói Đời được Đan Nguyễn cùng hát với ca sĩ Chế Linh mà Đan Nguyễn coi là thần tượng, anh đã song ca bài Thói Đời với thần tượng Chế Linh vì anh có một giọng ca khá giống Chế Linh làm khán thính giả rất thích thú.

Một video clip giới thiệu về nhạc sĩ Sỹ Đan, một nhạc sĩ có thể xử dụng nhiều khí cụ âm nhạc, sáng tác nhiều, và là một trong những phù thủy hòa âm của trung tâm Asia. Khi được MC Thùy Dương hỏi về bóng hình người thần tượng. Anh thố lộ người ấy chính là thân phụ của anh. Chính ông là người khuyến khích, đưa đường để anh đến gần với âm nhạc khi còn nhỏ. Thân phụ của anh chính là Giáo sư Nguyễn Sỹ Tế, và đây là mẫu thần tượng khá phổ thông, từ người thân trong gia đình.

"... Đừng hỏi vì sao, anh đã yêu em - Đừng hỏi vì sao tim anh bây giờ riêng bóng hình em - Đừng hỏi vì sao em nhé - Nếu đã biết anh yêu em - Đừng hỏi vì sao em nhé - Hãy đến với nhau chia ngày vui - Núi cao biển xanh, sóng xô êm đềm - Mình yêu nhau nhé em - Em, dấu yêu của anh - Đến đây vui vầy - Đời không có bao lâu.

Đừng hỏi vì sao, anh đã yêu em - Đừng hỏi vì sao, anh đưa em đi, theo những bước chân -Đừng hỏi vì sao, anh đã yêu em - Cuộc đời từ đây anh xin dâng người dâng."

Bài Đừng Hỏi Tại Sao được MC Thuỳ Dương giới thiệu để hai ca sĩ Lê Nguyễn hát bài tình ca của Sỹ Đan và đệm vào đó Chosen bè lời rap tạo nên một hoạt cảnh sinh động.

Kế tiếp là một tiểu khúc cải lương Cô Gái Bán Sầu Riêng là một trong số những vở ca kịch thành công nhất của nghệ sĩ Minh Cảnh, do soạn giả Viễn Châu biên soạn. Y Phụng cho biết thân phụ là nghệ sĩ Minh Phụng rất ái mộ nghệ sĩ Minh Cảnh, hiện nay ông đang sống với gia đình tại thành phố Houston, TX. Vì lý do tuổi tác nên ông không còn trình diễn nữa. Trong show hát ngày hôm nay, xem như lần đầu tiên sau hơn 40 năm, vở tuồng này sẽ được dựng lại trên sân khấu, qua phần trình diễn của Y Phụng cùng thần tượng ca nhạc của cô là nam danh ca cổ nhạc Minh Phụng.

Tiếp đến MC Việt Dzũng và Thuỳ Dương giới thiệu và được trình chiếu một video về nhạc sĩ Đỗ Lễ để cho hai ca sĩ Nguyên Khang và Y Phương hát nhạc phẩm Tình Phụ:

 

Chuyện tình mười mấy năm qua nay bỗng xót xa những khi sầu dâng.

Còn đâu ngày quen biết nhau đã yêu em rồi, yêu cả cuộc đời.

Khi em đã phụ lòng anh, nỡ phụ lòng anh,

đau thương để lại xót xa vô vàn.

Chỉ là bội ước những lời hẹn thề mà lòng tái tê.

 

Nhạc tình ca của Đỗ Lễ nhuốm nét buồn nhiều như đổ vở, dang dở, không trọn vẹn từ Sang Ngang, Oan Trái, Giận Hờn, Tann Vỡ, Hận Tình, Tuyệt Tình, Tình Buồn,... và đến Tình Phụ, nhạc buồn làm cho ta chút gì bùi ngùi, thương cảm cho kẻ bị tình phụ, những câu hát nghe như thật thiết tha như lời van nài: “Thôi nhé em còn hận tình này, bao nhiêu đắng cay, hãy cố quên đi, đem chôn vùi vào ngày thật buồn, cho anh cô đơn mãi mãi mà thôi”.

Khán giả cũng được xem một video clip về tiểu sử cũng như cuộc đời của nhạc sĩ Đỗ Lễ. Tên thật là Đỗ Hữu Lễ, ông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941 tại Hà Nội, tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ khi mới được 14 tuổi. Vào năm 1965 đã từng chiếm Huy Chương Vàng trong một cuộc thi Lực Sĩ Đẹp.

Đỗ Lễ đã sáng tác trên 700 nhạc phẩm, trong số có nhiều bài nổi tiếng. Đặc biệt nhất phải kể đến là Sang Ngang (sáng tác vào năm 1956) và Tình Phụ. Nhạc phẩm sau ông viết vào năm 1970 sau khi chia tay với người vợ đầu tiên là Hoài Xuân. Nhạc phẩm này cũng đã được tuyển chọn vào vòng chung kết những nhạc phim hay tại tại Đại Hội Điện Ảnh Á Châu tổ chức tại Tokyo vào đầu thập niên 70. Đó là nhạc phẩm chính trong phim Sóng Tình với diễn viên chính là Thẩm Thúy Hằng. Thêm vào đó là những nhạc phẩm tình cảm đặc sắc khác như Tan Vỡ, Tuyệt Tình, Tàn Phai, Dại Khờ, vv...

Trước năm 75, lớp dạy nhạc của ông trên đường Trương Minh Giảng từng là một nơi qui tụ nhiều học sinh nhất. Sau đó lớp nhạc của ông vẫn tiếp tục được các học sinh ghi danh rất nhiều nên anh đã có được một đời sống sung túc.. Chương trình Thời Trang nhạc tuyển của Đỗ Lễ cũng là một trong những chương trình truyền hình rất thu hút khán giả trước năm 75, cùng một lúc ông đứng ra kinh doanh về nhiều mặt hàng âm nhạc như thành lập hãng đĩa, hãng băng và xuất bản nhạc. Ngoài ra ông còn thực hiện những chương trình ca nhạc cho một số phòng trà và vũ trường ở Sài Gòn trước năm 75.

Ra khỏi nước sau biến cố Tháng Tư, 1975, Đỗ Lễ đã trở về thăm Việt Nam Tháng Ba, 1997, và chết bất ngờ. Những người còn ở lại Sài Gòn khi ấy nghe tin ông qua đời với nghi vấn là một cuộc tự vận.

Khán thính giả đã chua xót thay cho người Tình Phụ, khổ lụy vì yêu rồi phụ tình nhau. Những bài hát tình ca đã được dàn dựng bời Trung Tâm ASIA như là cốt ý đưa tâm hồn tác giả đi từ đáy sâu của cuộc tình buồn tan vỡ, không trọn vẹn đến bài ca trái ngược về ý nghĩa, một thứ hạnh phúc lý tưởng về gia đình mà cuộc sống này rất cần có.

 

Ba là cây nến hồng

Mẹ là cây nến xanh

Con là cây nến hồng

Ba ngọn nến lung linh A...

Thắm sáng một gia đình

 

Bài nhạc tình ca này tôn vinh hạnh phúc gia đình, mà trong đó cha là ngọn nến hồng yêu thương, mẹ là ngọn nến xanh màu hy vọng, con như ngọn nến hồng được thương yêu,... một tác phẩm của ca nhạc sĩ Ngọc Lễ và Phương thảo đồng sáng tác, bài này được hát với các giọng ca Ngọc Lễ, Phương Thảo và hai con của họ là Bé Na và Bé Nấm:

 

Gia đình gia đình

Ôm ấp những ngày thơ

Cho ta bao kỷ niệm thương mến

Gia đình gia đình

Vương vấn bước chân ta đi

Ấm áp trái tim quay về

 

Nhìn hoạt cảnh gia đình khi cả 4 cha mẹ vừa đàn, vừa hát, khi hai cháu nhỏ phụ họa giọng ca với nét mặt hồn nhiên hân hoan trong khung cảnh hạnh phúc cho tuổi thơ. Chúng tôi rất thích khía cạnh này của cuộc đời. Niềm tin yêu của hạnh phúc gia đình gắn bó nên được đề cao, cho trẻ thơ an vui, cho những ngọn nến nhỏ theo những ngọn nến lớn, như sự che chở của mái nhà êm ấm cho trẻ thơ...

 

Lung linh lung linh tình mẹ tình cha

Lung linh lung linh cùng một mái nhà

Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui

Lung linh hai tiếng gia đình

Lung linh hai tiếng gia đình …

 

 

MC Nam Lộc đã phỏng vấn Ngọc Lễ và Phương Thảo và được biết rằng hai nghệ sĩ này kết hợp thành một gia đình rất hạnh phúc, có hai cháu gái là Bé Na và Bé Nấm ngoan ngoãn lại có máu nghệ sĩ giống bố mẹ. Trên sân khấu này hôm nay cả gia đình cùng hợp ca một bài ca do chính bố mẹ sáng tác để tôn vinh sự an bình êm ấm của một gia đình yên vui trong hạnh phúc. Thật đáng khen ngợi trong xã hội phức tạp mà chúng ta đang sống, một bài hát diễn đạt tất cả những gì tuổi thơ cần thiết nhất: bố, mẹ và hạnh phúc gia đình. Những chống đối, những nghi kỵ lẫn nhau bên lề của buổi hát trong ý nghĩ riêng tư của cá nhân chúng tôi giữa khung cảnh mâu thuẩn trong và ngoài là sự kiện sai lầm và vô lý.

MC Nam Lộc giới thiệu nữ ca sĩ Bảo Yến trình diễn nhạc phẩm Anh Còn Nợ Em của nhạc sĩ Anh Bằng, bằng giọng ca truyền cảm sẵn có. Ca sĩ Bảo Yến sinh ra và lớn lên tại Thành Nội Huế. Xuất thân từ gia đình nặng nợ với âm nhạc, được cha mình là ca sĩ Thủy Triều rèn luyện và chuẩn bị cho bước đường nghệ thuật rõ nét từ bé, được nuôi dưỡng từ những giọng hò trên sông Hương, núi Ngự, những dòng thơ nhạc chảy trong huyết mạch của người dân xứ Huế và của bố mẹ, Bảo Yến đã có một chất giọng ngọt ngào thiên phú, một phong cách và một giọng ca buồn trữ tình mang đượm nét của thành phố cổ kính... Bảo Yến đã diễn tả nét ngân dài ray rứt:

 

Và còn nợ em

Cuộc tình đã lỡ

Cuộc tình đã lỡ

Anh còn nợ em

 

Tiếp theo nữ ca sĩ Thiên Kim ca bài Một Thời Đã Xa của nhạc sĩ Trường Huy, lời ca lưu luyến:

 

Đừng buồn anh hỡi khi lỡ nói yêu em rồi

Bận lòng chi nữa hỡi anh xin hãy quên em đi

Giây phút bên nhau anh sẽ quên mau

Chỉ có em thôi giữ mãi bóng hình xưa

 

Và sau cùng nhạc phẩm Tình Yêu và Tình Người của nhạc sĩ Trúc Hồ trước khi chấm dứt chương trình. Nhạc phẩm cuối cùng này Trúc Hồ đã nói lên sống ở trên đời chúng ta có hai thứ tình đó là tình người, tức là tình đồng loại chúng ta đối với tha nhân, và tình yêu, tình cảm riêng tư với người mà chúng ta thương mến. Đây là hai khía cạnh trong cuộc sống mà hầu như mọi người chất chứa trong tim hay trong ý nghĩ.

MC Nam Lộc, Thùy Dương và Việt Dzũng cả ba lần lượt thay phiên nhau nói những lời cuối để kết thúc buổi hát live show Asia - 55. Nam Lộc đã tóm tắt tất cả 75 năm âm nhạc Việt Nam kể từ khi những giòng nhạc đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, trải qua bao thăng trầm và biến đổi từ những ca khúc nhạc Tây, lời Ta của những thập niên 1930, hoặc những sáng tác đượm nét Thánh Ca trong những thập niên 40, đến những ca khúc viết theo thể loại nhạc giao hưởng của thập niên 50, rồi những nhạc phẩm thật trong sáng và tươi vui, bên cạnh những tình khúc lãng mạn mượt mà như dòng sông như suối nhạc. Dòng nhạc Việt Nam đã trỗi dậy để âm nhạc Việt Nam ghi lại những chứng tích lịch sử của cả một dân tộc có văn hóa, yêu nghệ thuật và đầy tình người.

MC Thùy Dương cho đại ý rằng dù không thể nào kể hết những ca khúc đã được yêu mến, những nhạc sĩ đã để lại cho đời những tác phẩm bất hủ, những tiếng hát, những tiếng đàn đã không còn hiện diện bên cạnh chúng ta trong ngày hôm nay, cũng như những khuôn mặt mới đang tiếp tục sáng tác và trình diễn để làm giầu thêm cho dòng nhạc Việt vẫn đang tuôn chảy, vẫn bồi đắp thêm những phù sa vui buồn vào lòng người nghe và những kỷ niệm không bao giờ phai.

Việt Dzũng tiếp lời nói rằng mỗi bài ca là một câu chuyện, mỗi nghệ sĩ là một bức ảnh để lại trong lòng người thưởng ngoạn những buồn, thương, nhung nhớ, cho dù còn sống hay đã qua đời, vì họ đã đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt Nam bằng chính trái tim của họ, bằng lời ca tiếng nhạc, để làm cho đời sống trở nên đẹp đẽ hơn, thơ mộng hơn, đượm tình hơn, vui tươi hơn, hay kể cả buồn thảm hơn, để làm cho con người trở nên phong phú hơn, cho dù đó là tình yêu, hay tình người.

Nhạc phẩm chia tay giả từ này được diễn tả bởi đôi song ca nam nữ Lâm Nhật Tiến và Nguyễn Hồng Nhung. Tưởng cũng nên biết nữ ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung, mới đến từ Việt Nam, nhưng đã can đảm bước lên sân khấu đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ trong chương trình gây quỹ để xây dựng tượng đài nạn nhân Cộng sản tổ chức tại Nam California vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Tượng đài này đang được xây dựng ngay giữa thủ đô Hoa Thịnh Đốn để tuởng niệm những người đã bị giết hại dưới những chế độ CS bạo tàn trên khắp thế giới.

 

Nếu phải mất tất cả

những gì tôi đang có

Thì với tình yêu tôi làm lại từ đầu

Thế giới này đã mở rộng đón tôi

Thế giới này sẽ mở rộng đón em và tôi,

thêm một lần nữa với tất cả tình yêu

 

Cùng xuất hiện để hát lên nhạc phẩm Tình Yêu và Tình Người là những tiếng ca của các nghệ sĩ đã góp mặt trong chương trình này.

 

Rồi mai đây nắng tươi trong bình minh

Dù bao tâm tối vẫn luôn niềm tin

Tình yêu sẽ dắt đưa ta đến nơi xây trên tình người

Cùng nhau ta hát vang lên bài ca

Tình yêu không biết phân chia màu da

Tình người sẽ mãi luôn luôn với ta cho thế giới bình an

Và tình yêu ngời sáng bên trời

Và tình yêu còn mãi trên đời

 

Suốt hơn bốn giờ đồng hồ, chương trình Asia - 55 trình bày những nhạc phẩm trong vòng 75 năm âm nhạc Việt Nam trên sân khấu hoành tráng tại hý viện La Mirada. Như chủ đích "Hát với thần tượng" mà chương trình phỏng vấn từng ca hay nhạc sĩ, ý nghĩa thần tượng ca nhạc là người mà mỗi nghệ sĩ được hỏi để nói về người mình yêu mến, mẫu người mình ái mộ.

Và đó là toàn bộ nội dung của Asia -55: “75 Năm Âm Nhạc Việt Nam - Kỳ thứ II “Hát Với Thần Tượng”, một sản phẩm văn hóa nghệ thuật có nội dung gần gủi với cuộc sống, một tác phẩm nối tiếp trong bộ sử liệu âm nhạc cần được đồng hương khuyến khích, cần được thực hiện tiếp tục sưu tập thêm nhiều nữa trong vườn âm nhạc phong phú của Việt Nam chúng ta.